Cập nhật nội dung chi tiết về Di Tích Danh Thắng Tây Thiên (Vĩnh Phúc) mới nhất trên website Duhoceden.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
08/12/2012
Cách Hà Nội chừng 80km về phía Tây Bắc trong vườn quốc gia Tam Đảo, Tây Thiên là quần thể di tích lịch sử – văn hóa độc đáo giữa núi rừng hùng vĩ thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi mang đậm dấu ấn Phật giáo song hành cùng với di tích thờ Quốc mẫu.
Di tích danh thắng Tây Thiên – Ảnh: nguồn chúng tôi
Tương truyền Tây Thiên là điểm dừng chân truyền đạo đầu tiên của một trong chín phái đoàn truyền giáo đến từ đất Phật, thời vua A Dục (thế kỷ III trước Công nguyên). Ngọc phả thời Hùng Vương và những truyền kỳ lịch sử cũng từng cho biết, trong một lần Hùng Chiêu Vương lên dãy Tam Đảo ngự lãm hội quần tiên, đã thấy trên đầu núi có một am nhỏ có đề bốn chữ “Tây Thiên Cổ Tự”, nhân đó nhà vua mới cho lập đàn tràng cử hành chay lễ (!).
Nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo ở độ cao từ 54 đến 1.100m so với mực nước biển, khu danh thắng Tây Thiên có phạm vi phân bố khoảng 11km² (dài 11km, rộng 1km), giữa một vùng đa dạng sinh học với cảnh quan còn nguyên nét hoang sơ. Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, Tây Thiên còn có hệ thống tài nguyên nhân văn gắn với lịch sử và tôn giáo, tín ngưỡng đã được các bậc tiền nhân dày công kiến dựng, rất phong phú với ngôi đền Tây Thiên thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Năng Thị Tiêu – người đã kết hôn cùng Hùng Chiêu Vương sau khi giúp nhà vua đánh giặc ở thành Phong Châu, các ngôi chùa cổ như chùa Chân Tiên, chùa Thiên Ân, chùa Phù Nghì, chùa Đồng Cổ, chùa Tây Thiên, đền Thượng Tây Thiên, đền Thõng, am Lưỡng Phong, am Song Tuyền, thang Bộ Vân, cầu Đái Tuyết…
Đền Thượng thờ Quốc mẫu Tây Thiên – Ảnh nguồn chúng tôi
Trải bao biến thiên dâu bể, Tây Thiên dần bị lãng quên và trong một thời gian dài hầu như không còn ai nhớ đến. Với sự tàn phá của thời gian, một số di tích đã không còn, số khác tuy còn nhưng đã bị đổ nát hay hoang phế… Cũng may, một số di vật còn lưu lại như tượng đồng, chuông khánh có giá trị văn hóa và khảo cổ cao đã khiến Tây Thiên trở thành điểm thu hút không chỉ khách hành hương, du lịch mà còn cả các nhà nghiên cứu.
Năm 1995, để có thể quản lý và khai thác khu danh thắng Tây Thiên theo hướng bền vững, một Ban quản lý đã được thành lập. Sở Thông tin Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cũng đã phối hợp với Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện nghiên cứu khảo cổ học phục vụ cho công tác trùng tu và tôn tạo. Qua các đợt khảo sát tại khu vực đền Thõng và chùa Phù Nghì, các nhà khảo cổ học đều tìm thấy di tích và di vật có niên đại từ khoảng thế kỷ XIII – XIV đến thế kỷ XIX. Điều này cho thấy các công trình kiến trúc ở đây có thể bắt đầu xuất hiện vào thời Trần, tiếp tục được sử dụng vào thời Lê Sơ, thời Mạc, thời Lê Trung hưng và được trùng tu xây dựng lớn vào thời Nguyễn.
Đền Thõng Tây Thiên – Ảnh nguồn chúng tôi
Dựa vào các kết quả khảo sát, các nhà khoa học đã phỏng đoán Tây Thiên có thể là một trong những trung tâm Phật giáo thời Trần, với chùa Phù Nghì là một di tích tôn giáo có quy mô khá lớn, được phân thành 5 cấp nền rõ rệt trên diện tích gần 5.000m². Việc tìm ra di tích chùa Phù Nghì cũng là một phát hiện lý thú, bởi trong Kiến Văn Tiểu Lục cũng như Đại Nam Nhất Thống Chí đều không thấy nhắc đến địa điểm này.
Khu danh thắng Tây Thiên đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1991.
TÂY THIÊN KHÔNG CÒN HOANG SƠ
Trong “Kiến văn tiểu lục” được viết từ thế kỷ 18, Lê Quý Đôn đã có những ghi nhận về Tây Thiên khá ấn tượng: “… bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa. Hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên tả là suối Bạc, phát nguyên từ khe đá đỉnh núi chảy xuống trông như tấm lụa; bên hữu là suối Vàng…”.
Tây Thiên hoang sơ – Ảnh: nguồn chúng tôi
Tuy là một vùng kỳ sơn tú thủy được nhiều người biết đến, nhưng Tây Thiên cũng không thoát khỏi quy luật thịnh suy nghiệt ngã. Trong một thời gian dài Tây Thiên bị bỏ hoang phế, cỏ cây che phủ, đền chùa đổ nát và dường như không còn ai lui tới. Mãi vào những năm 1970, một số người thành tâm tìm đến lễ bái, cánh thanh niên, học sinh trong những ngày hè nóng nực cũng tìm đến khám phá nét đẹp hoang sơ của đại ngàn…
Năm 2004, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Hòa thượng Thích Thanh Từ (Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – Lâm Đồng) tái thiết Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trên nền chùa cổ Thiên Ân, mở ra hy vọng cho việc hồi sinh các khu đền, chùa ở Tây Thiên. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4-4-2004 và khánh thành ngày 25-11-2005 sau một năm rưỡi xây dựng khẩn trương.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Ảnh: nguồn chúng tôi
Thiết kế Đại Bảo Tháp Tây Thiên – Ảnh: nguồn chúng tôi
Tháng 4-2011, Đại Bảo Tháp Tây Thiên – biểu tượng Đại trí tuệ của Phật cũng được khởi công. Tuy dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2013 nhưng đến nay từng hạng mục công trình và nội thất đã dần lộ diện, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc Kim Cương Thừa có mặt tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
TÂY THIÊN VỚI TRIỂN VỌNG DU LỊCH
Từ Hà Nội đi theo hướng Tây Bắc lên chân dãy Tam Đảo thuộc xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo khoảng 74km. Từ đây nếu rẽ phải là lên khu nghỉ mát Tam Đảo, còn rẽ trái đi tiếp chừng 11km sẽ đến Tây Thiên. Con đường quanh co khúc khuỷu đưa khách vượt qua chín đoạn dốc giữa tiếng thông reo, gió hát và bốn bề lãng đãng mây bay… Tây Thiên qua thời gian vẫn giữ được nét đẹp quyến rũ giữa chốn thiên nhiên hoang sơ, trở thành một địa chỉ hành hương – du lịch hấp dẫn hội đủ thác, suối cùng đền, chùa cổ kính giữa mênh mang núi rừng.
Cây đa chín cội tại đền Thõng – Ảnh nguồn chúng tôi
Hành trình Tây Thiên bắt đầu từ đền Chân Suối qua đền Cả, đền Thỏng, chùa Thiên Ân, đền Cậu, đền Cô Bé đến Tịnh thất Tây Thiên, chùa cổ Phù Nghì, đền Cô Chín, đền Thượng và chùa Tây Thiên dài chừng 7km, du khách chỉ có thể đi bộ men theo dòng suối trong vắt, bên tiếng róc rách vui tai để đến những điểm từ lâu đã trở thành quen thuộc như cây đa chín cội, bãi đá Liền, thác Chòi Tre, thác Bạc năm tầng, suối Tối, suối Bạc, suối Vàng, suối Giải Oan, khe Trường Sinh…
Trong năm 2000, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt quy hoạch phát triển khu danh thắng Tây Thiên với trị giá lên đến 3 tỷ đồng, gồm nâng cấp hệ thống đường nội bộ trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng và không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, bổ sung các bậc đá vào những chỗ khó đi, làm lan can bên những bờ vực nguy hiểm, hệ thống thoát nước…
Thác Bạc Tây Thiên – Ảnh: nguồn chúng tôi
Để phần nào khắc phục việc đi bộ lên đền Thượng hơi quá sức đối với nhiều người, một tuyến cáp treo do Công ty Cổ phần Lạc Hồng Tây Thiên đầu tư đã hình thành và đi vào hoạt động từ 6-2-2012, với thiết bị được cung cấp bởi hãng POMA của Pháp. Tuyến cáp treo này chạy dọc theo con suối dốc đứng và trên thác Bạc không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Với thời gian khoảng hơn mười phút, du khách ngồi trên cáp treo sẽ có điều kiện trải nghiệm một Tây Thiên kỳ thú lướt qua tầm mắt với những thác, suối, những ngôi đền, chùa cổ kính nằm chen lẫn giữa núi rừng trùng điệp, trông thật đẹp và dung dị lạ thường…
Cáp treo Tây Thiên – Ảnh nguồn chúng tôi
Khu danh thắng Tây Thiên càng trở nên đông vui với ngày hội hàng năm được mở trong ba ngày 15, 16, 17 tháng Hai âm lịch để tưởng nhớ Quốc mẫu Tây Thiên. Đây là một lễ hội đủ đông vui mà không phải chen chúc, đủ thanh tao mà không quá vắng vẻ… Khách dự lễ hội cảm thấy tâm hồn thanh tịnh, thong dong tận hưởng cảm giác bình yên của việc hành hương về với chốn Mẫu – đất Phật giữa lung linh đại ngàn.
Với tiềm năng vốn có cùng hệ thống giao thông khá thuận tiện, Tây Thiên ngày nay đang có những bước chuyển mình ngoạn mục, góp phần xứng đáng vào việc quảng bá và kích cầu du lịch Vĩnh Phúc phát triển. Trong tương lai, khi tất cả các công trình cổ đều được trùng tu, tôn tạo, khu danh thắng Tây Thiên sẽ mang diện mạo mới, trở thành điểm đến tâm đắc thu hút ngày càng đông Phật tử và khách du lịch bốn phương…
Sự Thù Thắng Của Nhân Duyên Di Lặc
Chúng ta may mắn gặp được đại đạo, trở thành quyến thuộc Di lặc, chẳng ai không có cảm thụ sâu sắc pháp tướng trang nghiêm : ” giai đại hoan hỷ ” , ” đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự, mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu” ( dịch nghĩa : ” Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận , mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu.”) của Di Lặc từ tôn; đắc thụ đại đạo chí tôn chí quý khiến cho người ta lòng tràn đầy hoan hỷ, tương lai siêu thoát sanh tử luân hồi lại càng là đáng vui đáng chúc mừng. Phúc phận của các đệ tử bạch dương lũy kiếp tu tích, may mắn gặp được nhân duyên ứng vận của Di Lặc, đối với pháp duyên thù thắng này càng nên có sự hiểu biết và thể hội đi sâu vào hơn mới chẳng phụ hoành ân của ơn trên và sự từ bi của chư phật.
I. Một nhân duyên đại sự
Diệu pháp liên hoa kinh rằng : ” Chư phật thế tôn xuất hiện ở thế gian duy chỉ vì một nhân duyên đại sự “. Một đại sự là tri kiến của phật. Mỗi vị tiên phật phụng ý chỉ của Vô Sanh Lão Mẫu, hạ sanh nhân gian truyền dương phật pháp, dạy bảo khích lệ chúng sinh mở ra tri kiến của phật. Nếu nghe khai thị bèn có thể ngộ nhập, tức tri kiến của phật ” chân tánh bổn lai ” được xuất hiện. Thật ra tri kiến của phật chỉ là tự tâm của chúng ta, càng chẳng có phật nào khác. Chỉ vì tâm chúng sanh mê muội, do đó chư phật thế tôn dựa vào nhân duyên này xuất thế, dạy bảo khích lệ nghỉ ngơi, chớ có hướng ra bên ngoài mà cầu; ở trong tự tâm bèn thường mở ra tri kiến của phật, phật tánh của tự tâm sáng hiện rõ.
Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, khẩu thiện tâm ác, tham sân đố kị, xu nịnh ngã mạn, làm tổn thương người, hại vật, tự mở ra tri kiến của chúng sanh; nếu có thể chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán chiếu tự tâm, ngừng ác hành thiện, là tự mở ra tri kiến của phật. Tiên phật giáng thế là khuyến hóa chúng sanh cần phải niệm niệm mở ra tri kiến của phật, trừ bỏ đi tri kiến của chúng sanh, mở ra tri kiến phật tức là xuất thế, mở ra tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Do đó nhân duyên của Tiên Phật giáng thế là vì cứu độ chúng sanh ra khỏi biển khổ luân hồi của thế gian.
II. Thiên thời ứng vận
Kinh ứng kiếp rằng : ” hỗn độn sơ khai định tựu thập phật chưởng giáo ” ” thất phật trị thế, tam phật thâu viên “. Tiên thiên nguyên thủy, một đống chẳng thể phân biệt, vô thanh vô xú ( chẳng âm thanh chẳng mùi vị ) , chẳng có tên gọi của nó. Sau đó hỗn độn sơ khai, trời đất bắt đầu định, là hội tí khai thiên, hội sửu khai khẩn địa, hội dần sinh người. Do vậy nguyên nhân giáng trần, gieo trồng nhân căn. Lúc bấy giờ, cây cỏ um tùm dày đặc, dã thú hoành hành, không thể trị thế, tuy có người mà giống như chẳng có người, chẳng thành thế giới. Đến hội mão trời giáng phật tử trị thế. Vị phật đầu tiên giáng sanh tại phương nam, tên gọi là Xích Ái Phật. Vị phật thứ hai giáng sanh tại phương bắc, tên gọi là Sanh Dục Tử. Vị phật thứ ba giáng sanh tại phương đông, tên gọi là Giáp Tam Xuân. Vị phật thứ tư giáng sanh tại phương tây, tên gọi là Dậu Trường Canh. Vị phật thứ năm giáng sanh tại phương Tây Bắc, tên gọi là Không Cốc Thần. Vị Phật thứ sáu giáng sanh tại phương Đông Nam, tên gọi là Long Dã Thị. Vị Phật thứ bảy giáng sanh tại phương Đông Bắc, tên gọi là Kế Thiên Phật.
Thất phật ứng vận trị thế, sau đó Tam phật ứng vận thâu viên, Phật Nhiên Đăng là vị phật thứ tám ứng vận, là thời kì Thanh Dương, sơ hội thâu viên, đại khai Liên Trì Hội. Phật Thích Ca, vị phật thứ chín ứng vận, là thời kì Hồng Dương, nhị hội thâu viên, đại khai Linh Sơn Hội. Di Lặc Phật, vị phật thứ mười ứng vận, là thời kì Bạch Dương, tam hội thâu viên, đại khai Long Hoa Hội. Đến hội mùi khí số tận, trị thế viên mãn, hội thân nguyên linh thâu hồi, hội Dậu tượng thiên chẳng còn, hội Tuất khí thiên chẳng còn, đến hội Hợi trở về lại hỗn độn, đấy là sự vận chuyển của thiên thời một nguyên hội.
Nay đúng vào thời điểm Ngọ Mùi giao nhau, lúc mạt pháp truyền thế, Di Lặc Tổ Sư ứng vận vào thời kì Bạch Dương, là vị phật tổ thứ mười ứng vận vào nguyên hội này ( Nam Mô A Di Thập Phật Thiên Nguyên ), phụng mệnh của Lão mẫu truyền mạt hậu nhất trước này, thề nguyện hóa thế giới Sa Bà thành Liên Bang, kiến lập nhân gian tịnh thổ để đạt thành nhiệm vụ thần thánh của thập phật trị thế viên mãn.
III. Nhân duyên Di Lặc ứng vận
Từ tâm của chư phật như lai thường mang nguyện lực độ hóa chúng sanh, mà Di Lặc Tổ Sư kế thừa tuệ mệnh truyền nhau chẳng dứt của Thích Ca Phật Đà, vì việc đại thâu viên của mạt hậu nhất trước mà trở thành vị phật tương lai của một đại sự nhân duyên này, là chỗ quy y lớn của tất cả chúng sanh của thế giới sa bà. Di Lặc Tổ Sư đem toàn bộ từ tâm đức hoài của ngài, cụ thể thị hiện thành sự tu hành của những kiếp đã trải qua, đời đời kiếp kiếp đảo giá từ hàng, tùy duyên của chúng sanh mà quảng nhiếp tất cả sinh mệnh đi hướng đến đạo thành phật. Nhân duyên của những vết tích giáo hóa của Di Lặc Tổ Sư, đạo phong đức hạnh của ngài được ghi chép rõ ràng tường tận trong phật điển tổ huấn, hoặc những lời từ bi chỉ thị của Phật Đà Thích Ca, hoặc Di Lặc từ hoài đã thị hiện; kỳ vọng là mọi người có thể nhận thức được nhân duyên vết tích giáo hóa của vị phật tương lai này.
Đức Phật liền duỗi tay hữu kim sắc chói ánh sáng vi diệu được tập họp bởi những thiện căn từ vô lượng a tăng kỳ kiếp, ngón và bàn tay Phật như hoa sen rồi xoa đảnh đầu Di Lặc đại Bồ Tát mà bảo rằng : ” Nầy Di Lặc ! Ta phó chúc cho ông, năm trăm năm sau đời vị lai lúc chánh pháp diệt, ông phải thủ hộ Phật Pháp Tăng bửu chớ để đoạn tuyệt “.
Phật Thích Ca Mâu Ni dự kí Di Lặc đời vị lai thành phật là điều chẳng có nghi ngờ, và cũng phó chúc Di Lặc vào 500 năm sau đời mạt thế, lúc chánh pháp diệt, phải thủ hộ chánh pháp của Như Lai, thúc đẩy lại đạo phong của chánh tông. Đấy là Đại Bồ Tát gánh vác trọng trách và sứ mệnh khó khăn nặng nhiều như thế. Cái thuyết ” Năm trăm năm sau “, trong kim cang kinh phật cũng vài lần đề cập đến, phật rằng : ” ” sau khi đức Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau “, đấy tuy giống như là lời giả định, nhưng vô hình trung đã trở thành lời dự đoán.
Theo Kinh Đại tập đã nói cái thuyết ” ngũ ngũ bách niên ” ( năm trăm năm của sau năm kì khi phật diệt độ ). Phật diệt độ đến nay chính là hơn 2500 năm, do đó ” năm trăm năm sau ” mà Như Lai đã nói thật ra chính là lời dự đoán của đại đạo phổ truyền hôm nay. ( Ngũ ngũ bách niên tổng cộng chia làm 5 kì : kì giải thoát kiên cố, kì thiền định kiên cố, kì đa văn kiên cố, kì tháp tự kiên cố, kì đấu tranh kiên cố. ) mà thời kì truyền thừa của phật pháp : chánh pháp 1000 năm, tượng pháp 1000 năm, mạt pháp 1000 năm, lúc này cũng chính là năm trăm năm sau của mạt pháp.
Nay Di Lặc từ tôn có thể thụ lời phó chúc của Phật Đà, vào hôm nay của ” 500 năm sau của mạt thế đời vị lai ” làm sư tử hống, thủ hộ chánh pháp của Như Lai, đủ thấy sự hùng vĩ của nguyện lực, tuệ tâm sâu rõ sáng suốt và sứ mệnh trọng đại của Di Lặc. Đặc biệt là vào lúc chánh pháp vì tri kiến của chúng sanh mà bị ẩn giấu, hộ trì pháp A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề mà Như Lai trong trăm nghìn vạn ức na do tha a tăng kì kiếp đã tập, khai diễn chánh pháp vô thượng, làm hưng khởi trở lại Thánh đạo chánh tông, có thể thấy một đại sự nhân duyên thù thắng khó đắc của Di Lặc ứng vận.
2. Kinh Phật thuyết Quán Di Lặc Bồ tát thượng sanh Đâu Suất Thiên
Khi ấy sẽ có trăm ngàn thiên tử trỗi nhạc trời, cầm hoa trời mạn-đà-la và hoa ma-ha mạn-đà-la để rải lên họ, rồi ngợi khen rằng:
‘Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Khi ông ở Diêm-phù-đề đã rộng tu phước nghiệp nên được sanh về đây. Nơi này là trời Đâu-suất-đà. Hiện nay vị thiên chủ ở đây là Đức Di-lặc, ông hãy quy y ngài.’
Khi nghe rồi thì hãy liền đảnh lễ. Khi lễ xong thì hãy quán rõ tướng ánh sáng của lông mày trắng ở giữa đôi chân mày của Đức Di-lặc. Lập tức họ sẽ siêu việt 9 tỷ kiếp nghiệp tội sanh tử. Ngay lúc đó, Đức Bồ-Tát sẽ tùy theo túc thế nhân duyên của họ mà thuyết diệu Pháp, khiến tâm người ấy kiên cố và không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo.
Lại nữa, Phật bảo ngài Ưu-ba-ly:
“Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo.
Tương lai Di Lặc Bồ Tát hạ sanh nơi nhân gian, khi chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, thì những người thực hành như vậy có thể đích thân nhìn thấy ánh hào quang của Phật, được Phật thọ ký, đắc chứng quả phật.
Tôn xưng của phật hiệu Di Lặc đời vị lai, nhân duyên vết tích giáo hóa của ngài thường nhìn thấy trong phật điển tổ huấn, như phật điển đã cho thấy Di Lặc Tổ Sư là nơi tổng quy y của tất cả chúng sanh của thế giới sa bà vào đời mạt hậu, nối tiếp sau phật thích ca mâu ni, cũng là vị chưởng trì thiên bàn của mạt hậu nhất trước đại thâu viên. Do có đại sự nhân duyên của mạt hậu nhất trước, do đó những thánh tích hóa tục độ thế của ngài chẳng dứt ở đời.
3. Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh thành phật
Di Lặc Bồ Tát giáng sanh nhân gian, như mặt trời phá mây mà ra, phóng ánh sáng khắp nơi, như sen ra khỏi nước, thanh tịnh sạch sẽ tươi. Sau khi Di Lặc giáng sanh, những tháng ngày tại gia chẳng nhiều, bèn xuất gia học đạo.
” Thuở ấy, có cây Bồ đề tên gọi là Long Hoa, cao bốn du-thiên-na, sầm uất và tươi tốt, cành lá phủ bốn bề, che mát sáu cu-lô. Từ Thị Đại Bi tôn, ngồi dưới cây thành Phật “
Khi Di Lặc Bồ Tát ở dưới cây Long Hoa chứng đắc phật vị cứu cánh chánh đẳng chánh giác, lúc ngài trở thành mới sinh, tam thiên đại thiên sát độ thế giới xuất hiện 6 loại chấn động, các địa thần đều chạy nối đuôi nhau bảo với nhau rằng : ” Bây giờ Di Lặc Bồ Tát đã thành phật rồi ! “. Cái tin tức này tức khắc truyền đến Tứ Thiên Vương Cung, tất cả đều biết Di Lặc đã thành Phật.
Cái loại âm thanh của việc tranh nhau chạy đi loan báo này truyền khắp 33 cõi trời, tức 6 cõi trời dục giới : cõi trời Tứ thiên vương, cõi trời Đao Lợi, cõi trời Diễm Ma, cõi trời Đâu Suất, cõi trời Hóa Lạc, cõi trời Tha Hóa Tự Tại và chư thiên phạm thiên tứ thiền, thậm chí cõi Tứ thiền sắc cứu cánh đều hoan hỷ tán thán với nhau rằng Di lặc Bồ tát hạ sanh nhân gian , tu đạo thành công, lại chứng đắc phật vị cứu cánh vô thượng chánh đẳng chánh giác, có thể thấy rằng tu đạo thành đạo, chứng quả thành chân là tôn quý và thù thắng biết bao.
4. Kinh Duy Ma Cật
Bấy giờ Phật nói với Bồ tát Di Lặc:
“Này Di Lặc, nay ta đem Pháp giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác đã tập thành trong vô lượng kiếp phó chúc cho ngươi. Vào thời mạt thế, sau khi Phật diệt độ, ngươi nên dùng năng lực thần thông để giảng truyền rộng rãi những kinh như vầy nơi cõi Diêm-phù-đề, chớ để bị đoạn tuyệt.
IV. Duyên khởi của Thánh hiệu Di Lặc
1. ” Di Lặc ” là dịch âm tiếng phạn. Nghĩa của”Di Lặc ” dịch là ” từ thị ”
2. Phật danh ” Di Lặc ” ( từ thị ), họ của cha, họ của mẹ đều có Từ, do vậy tên là Từ thị. Tự là ” A Dật Đa “, ý nghĩa là vô năng thắng ( chẳng có thể thắng nổi ).
Di Lặc phát nguyện thành phật trong đời vị lai, phật bèn tán thán phát tâm của ngài cực diệu. Do sau này người ta thường đem toàn tên của Di Lặc dịch là ” Từ vô năng thắng “, ý rằng sự bộc lộ của từ tâm vô lượng hạnh là cái mà tất cả chư ma ngoại đạo chẳng thể thắng nổi. Di Lặc Bồ Tát từ lúc mới sinh ra đã phát tâm chẳng ăn thịt của chúng sanh, do nhân duyên này mà gọi tên là Từ Thị.
3. Di Lặc đã từng là người của cùng thời đại với Phật Thích Ca Mâu Ni, sanh tại nước Ba La Nại Tư. Phụ thân của ngài là tể tướng của quốc gia này. Di Lặc sinh ra có đủ 32 tướng tốt, và do mẫu thân của ngài kể từ lúc mang thai bỗng trở nên có lòng từ bi thương xót mọi khổ ách, từ mẫn mọi thứ, cảm nhận sâu rằng đấy là do nguyện lực của con gây ra, cho nên lấy tên cho con mình là ” Di Lặc ”
Di Lặc lúc nhỏ, không chỉ được sự yêu thích sâu sắc của phụ mẫu, mà sự thông tuệ và từ tâm của cậu càng giành được sự cưng yêu và tán thưởng của mọi người. Lúc bấy giờ quốc vương Ba La Ma Đạt nghe được chuyện này, sanh tâm đố kị và lo sợ, tự nghĩ rằng đứa bé này ” danh tướng rõ đẹp, nếu có phẩm đức cao đẹp, chắc chắn sẽ đoạt được ngôi của ta “, do đó nghĩ cách nhân lúc cậu bé còn nhỏ thì đem trừ bỏ đi để cắt đứt hậu hoạn. Ý đồ như thế này của quốc vương đã bị nhân viên trong cung nghe ngóng thám thính được, bí mật báo cho tể tướng hay. Tể tướng vì thế mà quyết định gửi Di Lặc đến nước Ba Lợi Phất Đa La, tạm thời gửi ở nhờ nhà của chú của Di Lặc để đế phòng bất trắc.
Chú Ba Bà Li của Di Lặc là quốc sư của nước Ba Lợi Phất Đa La, thông tuệ cao rộng, trí tuệ hiển đạt, có tài năng đặc biệt, thuộc hạ gồm 500 đệ tử, thường đi theo thầy học tập. Ba Bà Li nhìn thấy tướng mạo đặc biệt của Di Lặc, trí tuệ thông minh lanh lợi, càng thêm thương yêu bảo vệ, bèn truyền thụ cho tất cả học vấn, chẳng qua một năm mà Di Lặc hoàn toàn thông đạt. Ba Bà Li do nghe thấy đủ thứ công đức trí năng của Phật Đà, sanh tâm vui vẻ, đặc biệt phái nhóm Di Lặc 16 người đại biểu đi trước để thỉnh cầu sự chỉ dạy rõ ràng tường tận của đức phật. Nhóm Di Lặc 16 người đích thân đến trước phật, đính lễ thụ giáo, đích thân lắng nghe phật pháp, 16 người lúc ấy đều đắc pháp nhãn thanh tịnh, mỗi người đều cầu phật xuất gia, trở thành những đệ tử thường theo bên mình của Phật Đà.
4. Di Lặc tôn giả từ tâm vô lượng, chẳng bỏ chúng sanh của thế gian, quan sát thấy chúng sanh gặp phải sự xâm phạm của tam tai bát nạn và chịu đựng sự dày vò của những đau khổ sinh tử luân hồi, nên đã cửu chuyển thập sinh nhiều lần hóa tích nhân duyên, thị hiện ở nhân gian, ví dụ như :
Hạ sanh kiếp thứ nhất tên gọi là Đàm Ma Lưu Chi ( Phật Thế Tôn khai thị cho A Nan Tôn Giả )
Hạ sanh kiếp thứ hai tên gọi là Tì Kim Da Vô Cấu ( ghi chép trong Bi Hoa Kinh )
Hạ sanh kiếp thứ ba tên gọi là Hiền Hành ( Di Lặc Bồ Tát sở vấn bổn nguyện kinh ) Hạ sanh kiếp thứ tứ tên gọi là Vũ Thất ( Kinh Đại Bảo Tích )
Hạ sanh kiếp thứ năm tên gọi là Di Lặc ( Di Lặc hạ sanh kinh )
Hạ sanh kiếp thứ sáu tên gọi là Phó Hấp,người ta gọi là Phó Đại Phu ( Cảnh Đức truyền đăng lục )
Hạ sanh kiếp thứ bảy tên gọi là Bố Đại Hòa Thượng ( thời kì đường mạt )
Hạ sanh kiếp thứ tám tên gọi là Lí Đình Ngọc ( Vạn Tổ Quy chân kinh )
Hạ sanh kiếp thứ chín tên gọi là Từ Hoàn Vô, đạo hiệu Cát Nam ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )
Hạ sanh kiếp thứ mười tên gọi là Lộ trung Nhất, đạo hiệu là Thông Lí Tử ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )
Di-lặc, chân Di-lặc Phân thân trăm ngàn ức Luôn luôn bảo người đời Người đời tự chẳng biết.
Tuy rằng Phật Thế Tôn từng dự đoán Di Lặc tương lai hạ sanh nơi nhân gian và những gì đã kể ra ở trên hình như có mâu thuẫn, nhưng Phật Di Lặc đại từ đại bi, trước khi vẫn chưa đại khai phổ độ, đã nhiều lần hóa thân nơi nhân gian, đều là để làm công tác chuẩn bị cho mạt hậu thâu viên, mục đích là để người đời cầu sanh Đâu Suất Thiên, lắng nghe Di Lặc giáo hóa dựa theo pháp tu trì, đợi công đức viên mãn, tương lai Di Lặc hạ sanh thành Phật, lúc khai diễn Long Hoa Tam Hội, lại theo Di Lặc hạ sanh nhân gian, hoàn thành sứ mệnh phổ độ thâu viên.
Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Đẩy Nhanh Tiến Độ Xây Dựng Cơ Bản
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB), huyện Bình Xuyên đã đề ra nhiều giải pháp tập trung các nguồn lực, huy động có trọng tâm, trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ các công trình, nhất là đầu tư các công trình thiết yếu, góp phần phát triển KT – XH trên địa bàn huyện.
Dự án đường Nguyễn Tất Thành, giai đoạn II do UBND huyện Bình Xuyên làm chủ đầu tư đang được gấp rút hoàn thành. Ảnh: Chu Kiều
Nhằm đẩy nhanh tiến độ công trình, ngay từ khi xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư, huyện Bình Xuyên đã yêu cầu các đơn vị lựa chọn những công trình trọng điểm để đầu tư xây dựng, tập trung nguồn lực, tránh tình trạng nợ đọng.
Huyện tổ chức phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên trả nợ các công trình, ưu tiên nguồn tiền trả nợ xây dựng cơ bản, phần vốn còn lại bố trí cho dự án khởi công mới…
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên, đến nay, đơn vị đã nghiên cứu, quy hoạch giới thiệu các địa điểm với tổng diện tích 86,45 ha, bao gồm: Địa điểm quy hoạch bể thu gom xử lý nước thải khu dân cư tại xã Thiện Kế ,Tam Hợp; quy hoạch giới thiệu địa điểm 5 nhà văn hóa tại thị trấn Hương Canh; quy hoạch mở rộng diện tích đất nhà văn hóa Ngoại Trạch, xã Tam Hợp; quy hoạch đất cho doanh nghiệp tại xã Hương Sơn; quy hoạch điều chỉnh địa điểm Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc tại thị trấn Hương Canh và xã Quất Lưu…
Đã thẩm định xong 50 công trình. Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng tuyến ĐT.310 (cũ) đoạn qua Trụ sở UBND thị trấn Gia Khánh; thực hiện duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn.
Ước hết năm 2020 tổ chức nghiệm thu 55 công trình đưa vào khai thác sử dụng. Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện chi tiết ngay từ đầu năm.
Nguồn vốn do huyện quản lý và phân bổ là trên 591 tỷ đồng. Nguồn vốn giao về cấp xã phân bổ gần 210 tỷ đồng.
Việc phân bổ vốn đầu tư được thực hiện đảm bảo theo đúng nguyên tắc đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và chỉ đạo của tỉnh.
Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã đôn đốc các chủ đầu tư tích cực giải ngân vốn đầu tư công.
Căn cứ kế hoạch phân bổ vốn, UBND huyện thường xuyên đôn đốc các đơn vị chủ đầu tư, UBND các xã, thị trấn tập trung hoàn thiện các thủ tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao.
Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ. Hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch đấu thầu được xem xét kỹ trong quá trình thẩm định và được cơ quan thẩm định áp dụng đúng các tiêu chí, điều kiện quy định.
Ước thực hiện cả năm lựa chọn nhà thầu được 50/50 dự án, tăng 2 dự án so với cùng kỳ. Tiến độ triển khai các dự án xây dựng cơ bản được đẩy mạnh.
Trong năm, huyện đã triển khai 67 dự án, gồm 32 dự án chuyển tiếp từ năm 2019 và 35 dự án mới triển khai năm 2020.
Đã thực hiện quyết toán 12 dự án, hoàn thành thi công và bàn giao đưa vào sử dụng 19 dự án, tiếp tục triển khai thi công 2 dự án, khởi công mới 31 dự án,trong đó có 1 dự án đã quyết toán: Lò đốt rác thải sinh hoạt tại khu vực cách ly, phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Sơn Lôi); thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 4 dự án. Ước cả năm giải ngân được trên 545 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch vốn.
Để bảo đảm tiến độ các dự án và chất lượng xây dựng công trình, UBND huyện đã chỉ đạo các chủ đầu tư đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản.
Tiếp tục thi công xây dựng 20 dự án: Nghĩa trang nhân dân xã Quất Lưu (giai đoạn 1); đường từ khu TĐC dịch vụ xã Bá Hiến đến ĐT 302B huyện Bình Xuyên; đường kết nối KCN Thăng Long Vĩnh Phúc với KCN Bá Thiện II Vĩnh Phúc, đoạn nối từ nút giao đường Tôn Đức Thắng với đường Nguyễn Tất Thành đến ĐT.310; công viên cây xanh tại khu Trại Cúp, thị trấn Bá Hiến (giai đoạn 2); đường từ ngã tư chợ Hương Canh đến đường Hương Canh – Sơn Lôi; cải tạo, sửa chữa nhà làm việc của UBND huyện…
Khởi công mới 12 dự án: Cải tạo, nâng cấp ngầm tràn 338 xã Trung Mỹ; cải tạo, sửa chữa liên trường Tiểu học và THCS Tân Phong, xã Tân Phong; cải tạo, chỉnh trang đô thị huyện Bình Xuyên; đường kết nối từ ĐT.305B đi ĐH 32 theo quy hoạch phân khu C1 và công viên cây xanh hồ sinh thái…
Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 4 dự án: Chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật tuyến đường ĐT.305B đoạn qua thị trấn Hương Canh và xã Quất Lưu; đường nội thị khu dân cư mới Đồng Cang – Cầu Cà. Tuyến từ UBND thị trấn Hương Canh – Cầu Sổ; xây dựng nhà văn hóa công nhân và người lao động; đầu tư nâng cấp trung tâm kỹ thuật và sản xuất chương trình nhà văn hóa công nhân và người lao động…
Đã thực hiện thanh tra xong 26 dự án: Trường Tiểu học xã Tân Phong; cải tạo, sửa chữa đường ĐH.33 Thiện Kế – Trung Mỹ; nhà văn hóa thanh thiếu nhi huyện; dự án chống ngập úng khu dân cư Chín Chuôm – Rộc Mang, xã Sơn Lôi; chỉnh trang đô thị, đắp đất vỉa hè, trồng cây xanh đường Hương Canh – Tân Phong; lắp đặt đèn Led trang trí trên cột điện chiếu sáng đường QL2 (BOT) đoạn từ cầu Tiền Châu đến cổng chào thành phố Vĩnh Yên; xử lý sạt trước đê Sáu Vó…
Đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án. Đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo thi công các dự án đảm bảo chất lượng, thời gian quy định, góp phần phát triển KT – XH của địa phương.
Quy Hoạch Bảo Quản, Tu Bổ Di Tích Đình Thổ Tang Và Tháp Bình Sơn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1958/QĐ-TTg về nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường; Quyết định 1959/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô.
Theo Quyết định 1958/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang với mục tiêu nhằm bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật di tích đình Thổ Tang thành nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam gắn với các thiết chế văn hóa làng xã, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa dân tộc; hình thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 172.000 m2, bao gồm khu vực bảo vệ I và khu vực đệm phụ trợ. Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 6.392,7 m2, được xác định trên cơ sở giấy xác nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 5.410 m2 và 982,7 m2 giải phóng mặt bằng trong khu vực bảo vệ I của di tích.
Theo Quyết định 1959/QĐ-TTg, đối tượng lập quy hoạch là di tích lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn, trong đó bao gồm không gian cảnh quan, môi trường xung quanh, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di vật, hiện vật khảo cổ, lễ hội gắn với di tích.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 116.000 m2, bao gồm khu vực bảo vệ I, khu vực bảo vệ II và khu vực xung quanh di tích. Bên cạnh đó, mục tiêu lập quy hoạch là bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh; định hướng kế hoạch, lộ trình và nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
Huyền Linh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Di Tích Danh Thắng Tây Thiên (Vĩnh Phúc) trên website Duhoceden.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!