Cập nhật nội dung chi tiết về Những Con Cú Đêm “Đáng Gờm” Nhất Của 12 Cung Hoàng Đạo mới nhất trên website Duhoceden.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thức đêm hay không, đối với Bò Cạp không quan trọng. Với chòm sao nổi tiếng với cách làm việc theo hứng này, chuyện “hoạt động về đêm” là điều khó tránh khỏi. Dù là công việc hay thú vui đọc truyện, xem phim giải trí… nếu Bò Cạp thấy hứng thú, ngay lập tức, chúng sẽ được “tiêu hóa” triệt để bất kể ngày đêm.
Top 1: Xử Nữ
Là một trong những chòm sao tôn sùng chủ nghĩa hoàn mỹ, không ngừng “uy hiếp” bản thân bằng những mục tiêu cao cả, Xử Nữ sẵn sàng thức khuya làm việc cật lực để đạt thành công như mong muốn. Tần suất “hoạt động về đêm” của Xử Nữ ngày càng dày đặc.
Với chòm sao này, màn đêm buông xuống là thời điểm để họ tĩnh tâm, suy nghĩ mọi vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra với mình, từ đó đưa ra “kế hoạch tác chiến” phù hợp nhất. Dù biết được việc làm “cú đêm” sẽ phần nào hủy hoại dung nhan của mình, nhưng đôi khi, vì quá chú tâm vào mục tiêu, khi ngẩng đầu lên họ mới phát hiện trời đã sáng từ khi nào không hay. Xử nữ xứng đáng với danh hiệu quán quân “cao thủ cú đêm”.
Top 2: Nhân Mã
Ai cũng biết Nhân Mã ham chơi, thích khám phá những thú vui mạo hiểm. Chú “cú đêm” này sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ yêu thích để “cày game” hoặc xem những bộ phim bom tấn.
Trong màn đêm tĩnh mịch, Nhân Mã một mình một chiến địa, tha hồ “tác oai tác quái” tìm nguồn cảm hứng trong cuộc sống tất bật thường ngày. Chỉ cần nhìn “mắt gấu trúc” mỗi khi họ thức dậy, bạn sẽ biết ngay tối qua Nhân Mã lại “hoạt động về đêm” khá dữ dội nhá ^^.
Top 3: Thần Nông
Thức đêm hay không, đối với Bò Cạp không quan trọng. Với chòm sao nổi tiếng với cách làm việc theo hứng này, chuyện “hoạt động về đêm” là điều khó tránh khỏi. Dù là công việc hay thú vui đọc truyện, xem phim giải trí… nếu Bò Cạp thấy hứng thú, ngay lập tức, chúng sẽ được “tiêu hóa” triệt để bất kể ngày đêm.
“Cao thủ cú đêm” này bất chấp mọi lời nhắc nhở của phụ huynh, thậm chí là “gấu” của mình, vẫn nhiệt tình thức khuya, phá hoại sức khỏe cũng như đồng hồ sinh học thường nhật để thỏa mãn sở thích cá nhân cuồng nhiệt của mình.
Tìm hiểu thêm về tử vi năm 2017 của các tuổi khác sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại chúng tôi – Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy Hotline: (+1) 323.5225.386 (Mr. David Ho – USA)
Related posts:
Đọc Chap 9. Đêm ………Những Chuyện Về Đêm (2)
Sau khi tụ tập đi nhìn trộm xong thì Kim Ngưu cằm theo cái bịt bánh về phòng, nhưng khi lướt ngang phòng ai đó khiến cậu dừng bước. Woa………một bộ phim hoạt hình mà cậu thích, không suy nghĩ nhiều cậu xong thẳng vào trong rồi thuận tay đóng cửa lại. Ngưu ca không ngần ngại mà chạy tót lên giường ngồi kế ai kia, ai thì cũng biết là ai rồi……Song Ngư quay phắt qua trừng mắt nhìn cậu, “cái tên vô duyên này từ đâu chui ra đây ” đó là ý nghĩ trong đầu cô lúc này. – Hahaa…..* nhai *…….. – Ê…….sao lại chạy vào phòng tui hả ? – Song Ngư hỏi. – Coi phim xíu đi, cho cậu bánh ăn này – Kim Ngưu đưa bịt bánh cho Song Ngư. Đây có thể gọi là hối lộ , cô cũng chẳng thèm nói nữa chú tâm vào màn hình. Và đương nhiên là xử luôn cái bịt bánh rồi, đâu thể nào mà cho tên kia coi chùa. Và ở bên ngoài cánh cửa căn phòng ấy, đó chính là 2 người còn lại trong nhóm rình trộm. Ai thì biết rồi há……. – Ê……sao Kim Ngưu vào phòng của Song Ngư vậy ? Tui thật không ngờ mấy người bạo dạng vậy á – Sư Tử nhìn Dương ca hỏi. – Ai mà biết, vào trong hỏi thử đi – Bạch Dương thản nhiên trả lời. – Điên hả, vào trong để mỏ máu không hả ? Để tai áp vào cửa nghe thử – Sư Tử lườm Bạch Dương nói. Thế là cả 2 cùng áp tai vào cửa nghe lén, Sư tỷ và Dương ca hợp nhau ghê. Hết nhìn trộm đến nghe lén, đúng là trời sinh một cặp mà.Trở lại bên trong nha……… – Mặt đồ chơi cũng được mà ? – Song Ngư lên tiếng. – Haha……không mặc gì mà chạy rượt vòng vòng – Kim Ngưu nhìn vào màn hình nói. – Ngu quá à, đút vào chi cho không ra được – Song Ngư chắc lưỡi nói.
Từ, Bi, Hỷ, Xã Trong Kinh Pháp Cú
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm“, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả“. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh.
Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là ” Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả “.
TÂM TỪ
“Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ, lòng chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.
Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.
Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.
Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân hận, ác ý, thù oán. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Ðức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận. Ðể giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Ðức Phật dạy:
(Pháp Cú 197)
“Ở ngay giữa đám nhân sinh Dù người hờn oán, nếu mình thảnh thơi Sống không thù hận cùng người Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.”
Nhưng có lòng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên mình. Lúc Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Ðức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình.” và hãy “lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:
“Chớ vì lợi ích cho người Mà quên lợi ích cho nơi chính mình Mục tiêu giải thoát tử sinh TÂM BI Ai lo lợi ích cho mình chớ quên Quyết tâm đạt được cho bền.”
(Pháp Cú 166)
Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính mình. Mình có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.
“Khắp nơi trong cõi dương gian Hận thù đâu thể xua tan hận thù Chỉ tình thương với tâm từ “Lấy từ bi, lấy ôn hòa hắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm TÂM HỶ Lấy hiền lành, lấy thiện tâm Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường Lấy tâm bố thí cúng dường Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam “Chỉ riêng người hiểu pháp mầu Nên lòng ganh ghét trước sau diệt trừ TÂM XẢ Ngày đêm hương đạo thơm đưa Cõi lòng an tịnh, tâm tư thanh nhàn.” Lấy chân thật để đập tan Những trò hư ngụy, dối gian ở đời.” Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm Đó là định luật ngàn năm.”
“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ. Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.
“Gió nào lay núi đá cao Và người trí lớn khác nào núi kia Tiếng đời trần tục khen chê Tán dương, phỉ báng, dễ gì động tâm.” “Tỏ ra thân thiết chân tình Giữa người thù nghịch quanh mình gần xa, Tỏ ra thiện chí ôn hòa Với người tính khí thật là hung hăng, Không còn luyến ái vương mang Bên người cố chấp buộc ràng vây quanh, Bà La Môn thật xứng danh.” Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Xuân Canh Tý 2020)
Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi. Tâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao la và bình đẳng. Như Đức Phật xưa kia đã từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính tình, mạnh tiến trên con đường tự giác và trở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xót. Kẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền não”.
Tâm Từ và Tâm Bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có tình thương thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.
Một người có hai bà vợ. Một bà có con và một bà không. Bà không con đem lòng ganh tị, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà kia hai lần hư thai. Ðến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà kia đang có mang cùng chết với đứa bé. Bà kia khởi tâm cương quyết báo oán và thực hành ý định. Bà không con bị trả thù, cũng quyết tâm trả thù lại. Thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tục. Tuy nhiên, đến kiếp tái sinh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Ðức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải mà hận thù được chấm dứt:
(Pháp Cú 5)
Cô hầu nhỏ của một ông chồng nọ bất chợt đem lòng ganh tị bà vợ lớn. Một lần cô đem đổ bơ nóng lên đầu bà nhưng bà không giận mà còn giải lòng từ bi đến cô, nguyện rằng mình không sân hận, khiến cho bơ nguội lạnh, bà không bị phỏng. Về sau, cô hầu nhỏ ăn năn hối hận và xin sám hối. Bà bảo cô phải lên xin sám hối với Ðức Phật trước bà mới bằng lòng quên lỗi. Cô làm theo lời bà và được Ðức Phật khuyên rằng “Hãy lấy tình thương mà chế ngự tâm sân, lấy chân thật khắc phục giả dối”:
(Pháp Cú 223)
“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát. Lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. Chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.
Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từ và tâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người Phật tử nên thực hành tâm hỷ.
Một Sa di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, từ đại thí chủ như ông Cấp Cô Độc đến vua Ba Tư Nặc, ngoại trừ những người có họ hàng với chú. Vài vị Sư khác bạch lại vớí Đức Phật về tác phong thấp hèn của chú Sa di, Đức Phật dạy “Người nào đem lòng khen chê, bất mãn và đố kỵ về những phẩm vật bố thí thì tâm người ấy chưa được an tịnh. Người bỏ được tính đố kỵ, ganh ghét và không so đo hơn thua thì tâm lúc nào cũng an tịnh”:
(Pháp Cú 249)
(Pháp Cú 250)
“Xả” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chính, suy luận vô tư, tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái; không ưa thích cũng không bất mãn. Phản nghĩa của “tâm xả” là “cố chấp”.
Người cao thượng luôn giữ tâm bình thản trước sự khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa. Giữa cuộc thăng trầm của thế gian đó, Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản, hành tâm xả, vững chắc như tảng đá sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh hổ. Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người mà ta không luyến ái những lạc thú hão huyền và vô thường của cuộc đời. Như hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên, chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu quyến rũ của thế gian để sống trong sạch, tinh khiết, luôn luôn bình tĩnh và an vui.
Kẻ thù trực tiếp của xả là “luyến ái” và kẻ thù gián tiếp của tâm xả là sự “lãnh đạm”. Tâm xả lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của tâm xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não. Người có tâm xả đối xử đồng đều giữa kẻ tội lỗi và bậc thánh nhân. Đức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích hàng đệ tử thực hành tâm xả.
Xả có bốn thứ. Nếu đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”. Nếu đem giáo pháp, giáo lý cho người thời gọi là “pháp xả”. Nếu đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô úy xả”. Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là “phiền não xả”.
Một Tỳ kheo có thói xấu hay moi móc lỗi lầm của người khác để chê bai. Đức Phật dạy “Nếu có ai nói rõ lỗi lầm của người khác và chỉ dạy cho họ cách sửa chữa lại thì đó chẳng phải là một hành động xấu ác đáng chê trách. Trái lại nếu có kẻ nào luôn luôn chỉ trích chỗ sai lầm của người khác với ý định hiểm độc để nói xấu thời những người như thế không bao giờ đạt được giác ngộ mà chỉ có sự ô nhiễm tăng trưởng trong họ mà thôi”:
(Pháp Cú 253)
Vài thầy Sa di không biết nên theo phá khuấy một vị A La Hán khả kính vì thân hình ngài nhỏ bé thấp lùn. Khi được biết vị thánh tăng tính tình hiền hòa, chẳng hề tức giận, vẻ mặt luôn bình thản, không chút xao động, Ðức Phật dạy rằng chư vị A La Hán giữ mình luôn luôn bình thản trước những lời tán dương hay khiển trách:
(Pháp Cú 81)
Theo lời mời của một vị Bà La Môn, Ðức Phật và các môn đệ Ngài đến an cư kiết hạ tại làng của ông ta nhưng các ngài lắm lúc bị bỏ lửng, không được chăm sóc đến, vì vị thí chủ này lãng quên, hơn nữa dân làng địa phương lúc đó đang bị nạn đói kém trầm trọng. Các ngài đôi khi phải dùng lúa cho ngựa ăn nhưng không có ai vì đó mà buồn ý, vẫn tinh tấn tu tập. Ðến khi trở về tịnh xá Kỳ Viên các ngài được cung cấp thực phẩm chu đáo nhưng cũng không vì đó mà tỏ ra thỏa thích quá độ. Ðức Phật lưu ý rằng người thiện trí vượt lên trên mọi xúc động thường tình, không bao giờ bồng bột, cũng không bao giờ để tinh thần suy sụp, luôn bình tĩnh trước mọi việc xảy ra:
Một bà tín nữ có ý muốn thỉnh năm vị Tỳ kheo lão thành về nhà trai tăng. Nhưng tịnh xá lại cử đi năm vị Sa di trẻ tuổi đến nhà bà thọ thực nên bà không vui, tỏ vẻ không tôn kính và không dâng cúng vật thực đúng thời khiến các vị Sa di bị đói khát. Về sau bà mới nhận ra phẩm hạnh của các vị Sa di, mặc dầu không được tiếp đãi nồng hậu, vẫn không hề tỏ ra bất mãn. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật dạy:
(Pháp Cú 406)
Một ông vua lấy làm thất vọng và âu sầu vì đã bị bại trận ba lần. Ông không thắng nổi kẻ địch là người cháu gọi mình bằng cậu. Người cháu đó là vua A Xà Thế. Ông vua bại trận bỏ cả ăn uống, cứ nằm dài mãi trên giường. Ðức Phật dạy rằng muốn an vui, chớ ham tranh thắng bại. “Kẻ chiến thắng gây thêm thù hận. Còn người thất trận phải chịu khổ đau ảo não”. Sống an hòa là thái độ tốt nhất:
(Pháp Cú 201)
Hỷ và Xả là hai hạnh lành, có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau. Xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta.
Trong các truyện về “Tiền thân Đức Phật” ta thấy Ngài từng xả bỏ thân mạng mà cứu giúp chúng sinh. Khi được làm Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, Ngài xả bỏ các sự vui sướng nơi thiên cung mà giáng sinh cứu thế. Trước kia khi còn là một hoàng tử sắp lên ngôi vua, Ngài xả bỏ tất cả đền đài cung điện, châu báu ngọc ngà, vợ đẹp con khôn, quyền cao chức trọng để mà một thân một mình ra đi tu hành khắc khổ.
Người tu hành phải tập xả dần, xả tất cả. Con tằm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Nhưng xả mà còn buồn rầu tiếc nuối cho cái mà mình đã bỏ đi thì xả như thế không có ích gì. Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoan, vui mừng như người tù khi tháo gỡ xiềng xích.
Những Đứa Con Của Hội Rồng Xanh
Gặp Michael tại trụ sở Hội Rồng Xanh, nếu so với “độ nổi tiếng” của anh thì anh thân thiện và nhiệt hình hơn những gì tôi tưởng tượng. Năm 2009, được nêu tên trong mục Những người hùng của CNN (CNN Heroes), nhưng đối với Michael Brosowski, Hội Rồng Xanh mới là tất cả – nơi chứa đựng tâm huyết, tình thương, nơi có những đứa con, là gia đình của anh.
Những bước đi chập chững
Năm 2002, Hà Nội có nhiều trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Khi đó, Michael Brosowski – một giáo viên người Australia đang làm việc tại Hà Nội – đã cùng một người bạn của mình mở lớp dạy tiếng Anh cho những đứa trẻ thiệt thòi này. Lớp học diễn ra ở bất cứ đâu, trong quán cà phê hay ngay trên hè phố. Đặc biệt là những đứa trẻ này cũng rất hứng thú với lớp học của một “ông Tây”. Và, đó là cách mà Hội Rồng Xanh được hình thành.
Khởi đầu khó khăn khi không hiểu về luật pháp Việt Nam, không biết cách tổ chức chương trình và hình thành tổ chức phi chính phủ, Michael chỉ tâm niệm một điều: Cần cố gắng theo đuổi những gì mình cho là đúng. Khi ấy, cái gì anh cũng chưa biết. Đã có lúc, anh thấy sự giúp đỡ của mình trở thành vô ích, bị kẻ xấu lợi dụng…
Michael kể: Một lần khi đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh gặp Ngọc, cậu bé đến từ Huế, 13 tuổi. Anh thấy cậu thật nhếch nhác với mái tóc bù xù đứng bán hoa ở một góc đường rồi sau đó phải đưa số tiền bán được cho hai phụ nữ ngồi gần đó. Biết đây có thể là một trường hợp lợi dụng, ngược đãi trẻ em, anh đến gần và hỏi người phụ nữ kia: “Làm sao để đứa bé được tự do? Người phụ nữ kia nói: “Chỉ cần 500 nghìn đồng!”. Tin là thật, anh đưa tiền. Thế nhưng, sau đó cậu bé vẫn bị bắt làm công việc cũ. Ân hận vô cùng, Michael đã thề với bản thân rằng, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh đưa tiền cho bọn ngược đãi trẻ em.
“Chúng tôi không làm theo những khuôn mẫu của các tổ chức hình thành trước đó mà xác định những gì cần phải làm và cố gắng thực hiện mục tiêu đó” – Michael tâm sự. Hội Rồng Xanh đã hình thành như thế và mỗi ngày lại thêm trưởng thành với tuổi đời đến nay đã hơn 10 năm.
Những cơ hội từ Rồng Xanh
Theo báo cáo của The Street Educators’ Club, năm 2007 Việt Nam có hơn 8000 trẻ em đường phố. Các em có thể bị ngược đãi, trở thành đối tượng của buôn bán người, mại dâm hoặc bị dụ dỗ thực hiện những hành vi phạm pháp… Nắm được hiện trạng này, Hội Rồng Xanh tìm cách hỗ trợ cho các em những nhu cầu thiết yếu như thức ăn, quần áo, phòng học, thậm chí cả nơi vui chơi và phòng máy tính. Đó chính là cách Rồng Xanh kéo các em rời xa đường phố và gắn bó với ngôi nhà của Hội.
“Có những em, mẹ thì đi tù, bố nghiện nặng, đứa trẻ đó khó tránh khỏi suy nghĩ, rồi tương lai của nó cũng như vậy. Thử thách lớn nhất của chúng tôi là khiến các em từ bỏ suy nghĩ chấp nhận số phận và phải đứng dậy đấu tranh giành lấy tương lai cho mình” – người sáng lập Hội Rồng Xanh cho biết.
Ảnh: Lfay.com
Ngày 8/6 vừa qua, tại Quảng Bá, Hà Nội, các em học sinh lớp 7 Trường Alexandre Yersin đã tổ chức bán sách vở, quần áo, đồ chơi quyên góp được từ các giáo viên và học sinh của trường trong chợ phiên Tây Hồ cuối tuần. Toàn bộ số tiền 20 triệu đồng và nhiều quần áo thu được từ hoạt động từ thiện này sẽ được trao Hội Rồng Xanh, góp một phần nhỏ cho kinh phí của Hội.
Từ thời điểm “khởi sự” năm 2002, hơn 2.500 trẻ em được Hội Rồng Xanh đưa trở lại trường học, hơn 1.000 trẻ được đưa đi khám chữa bệnh, 121 trẻ bỏ nhà đã được đưa về đoàn tụ với gia đình và hơn 100 em đã có được việc làm.
Michael chia sẻ: “Mục tiêu chính của Hội vẫn là giúp các em trở về với gia đình và nhận được sự chăm sóc tối thiểu. Dù sao thì trở về cùng bố mẹ, dù có nghèo thật, nhưng vẫn tốt hơn là sống ở đây”.
Trẻ em đường phố phần lớn bỏ nhà đi từ những vùng quê nghèo, lên Hà Nội kiếm sống. Tuy nhiên, không phải em nào cũng “còn đường trở về”, bởi có những em cả bố mẹ đều đã mất, sống với ông bà lại quá nghèo, không có khả năng nuôi dưỡng. Lúc này, Trung tâm giúp các em ở lại Hà Nội và kiếm cho các em những công việc phù hợp. “Việc đầu tiên chúng tôi cần làm là đảm bảo an toàn cho các em, sau đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng em, chúng tôi xác định mỗi em cần gì, thiếu gì và giúp các em thực hiện”.
Hội Rồng Xanh có hơn 60 nhóm chuyên biệt, mỗi nhóm phụ trách khoảng 20 em. Có những em cần việc làm và một chỗ để ở, có em lại cần được khám bệnh… Nhiệm vụ của Hội làm là tìm hiểu nguyện vọng của từng em và hỗ trợ các em tối đa có thể.
Hiện nay, tại Việt Nam, Hội Rồng Xanh có 3 cơ sở và đang hợp tác với nhiều tổ chức, cơ quan chức năng khác để có hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em khó khăn. Ở Bắc Ninh, Hội Rồng Xanh hợp tác với Hội chữ thập đỏ Bắc Ninh với mục tiêu chính là khuyến khích trẻ em lang thang đến trường và động viên các em không bỏ học sớm để lên thành phố tìm việc. Còn ở Điện Biên, Hội Rồng Xanh chú trọng hỗ trợ cho những trẻ em lang thang trước nguy cơ trở thành mục tiêu chính của các đối tượng buôn người trong nước và quốc tế.
Mạng lưới rộng khắp
Điểm “khác biệt” mà Hội Rồng Xanh không giống Hội nào khác đó là sự mạo hiểm khi tham gia quá trình giải cứu trẻ em đường phố khỏi bọn buôn người và đưa các em trở về nhà. Dù phải đối mặt với hiểm nguy, nhưng Michael Brosowski và các cộng sự của mình đều cảm thấy ấm lòng mỗi khi chứng kiến niềm vui của những đứa trẻ được trở về nhà.
Ở Việt Nam, đã có nhiều vụ giải cứu trẻ em khỏi đường dây buôn bán người ở cả trong nước và nước ngoài có ghi dấu sự giúp đỡ của Hội Rồng Xanh. Chia sẻ với tôi, Giám đốc Hội Rồng Xanh vui vẻ khoe “mạng lưới” tin tức rộng rãi mà anh đã gây dựng được. Hà Nội là địa bàn của trẻ em đường phố đang sống tại trung tâm, vì thế các em sẽ nhanh chóng thông báo về các trường hợp có trẻ em lang thang, bị ngược đãi hay có dấu hiệu bị buôn bán. Còn ở các tỉnh như Điện Biên, Bắc Ninh, Huế… số lượng lớn các tình nguyện viên sẵn sàng giúp đỡ và cung cấp thông tin cho Hội.
“Các nhóm cộng sự của Hội sẵn sàng đi khắp đất nước để tham gia giải cứu cho những em bị lạm dụng, ngược đãi, bắt cóc… Chúng tôi đã nhiều lần làm việc với Bộ Công an, bộ phận phụ trách chống buôn người và hai bên đã cùng hợp tác nhiều lần. Có lẽ, tiếng lành đồn xa nên hiện nay, các địa phương hay Hội liên hiệp phụ nữ ở các tỉnh cũng gọi cho chúng tôi để nhờ sự giúp đỡ của Hội Rồng Xanh” – Michael chia sẻ.
Nhắc đến kỷ niệm đáng nhớ trong hơn 10 năm là “thuyền trưởng” của Hội Rồng Xanh, Michael nhớ về lần đầu tiên giải cứu một bé trai trở về nhà. Đó là năm 2005, anh cùng cộng sự của mình là Tạ Ngọc Vân (một sinh viên Luật) biết được một trường hợp trẻ em bị ngược đãi và có được số điện thoại của người đang giam giữ bé trai này. Ngọc Vân đã gọi điện và đe doạ bọn giam người nếu không thả bé trai sẽ bị đi tù. Việc làm đơn giản ấy lại hiệu quả đến không ngờ bởi bọn xấu vội mua quần áo, vé tàu và cho tiền để đứa bé trở về nhà. Micheal cười lớn khi kể về “phi vụ” này.
Trong câu chuyện của mình, Michael tâm sự: “Những đứa trẻ đến với chúng tôi rồi lại rời đi. Có em thì về với gia đình, có em tìm được công việc ổn định nhưng vẫn quay lại giúp đỡ Hội. Những đứa trẻ của tôi (Michael gọi thân thiết như vậy) chúng đều nhớ về quá khứ không có cái ăn, cái mặc, không có nơi ở, thậm chí còn bị đuổi đánh. Vì thế chúng quay lại và giúp đỡ những em khác, những đứa trẻ có hoàn cảnh như mình ngày xưa. Thế nhưng, cũng có đứa phạm pháp phải đi cải tạo. Và, cứ 1 đến 2 tháng, các thành viên người Việt Nam của Hội lại tổ chức đi thăm các em. Vì quy định của Việt Nam không cho người ngoại quốc vào thăm tù nên tôi thường viết thư cho chúng. Sau khi ra trại, chúng tới gặp tôi, nói lời xin lỗi và bày tỏ mong muốn được làm lại từ đầu. Vì thế, chúng tôi vẫn ở đây, sẵn sàng giúp đỡ các em thay đổi cuộc đời mình”…
Tạm biệt Michael, tôi cảm nhận được niềm vui trên khuôn mặt anh khi anh chia sẻ: “Việt Nam là nhà của tôi, và tôi sẽ còn ở đây mãi, cống hiến vì trẻ em đường phố. Hội Rồng Xanh sẽ mãi là mái ấm cho các em”…
Trà My
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Con Cú Đêm “Đáng Gờm” Nhất Của 12 Cung Hoàng Đạo trên website Duhoceden.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!