Đề Xuất 3/2023 # Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu # Top 10 Like | Duhoceden.com

Đề Xuất 3/2023 # Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu mới nhất trên website Duhoceden.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đôi nét về chùa Thiên Hưng.

Chùa Thiên Hưng ngoài tên gọi này ra thì còn có tên gọi khác là Chùa Đồng Ngộ, do Đại đức Thích Đồng Ngộ làm trụ trì. Đại đức Thích Đồng Ngộ ngoài việc được người dân biết đến là người trẻ tuổi tài cao, thì bên cạnh đó, ngài còn là một người rất am hiểu phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

Video flycam Chùa Thiên Hưng – Đẹp quá !

Ngôi chùa này không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp “cổ mà không cũ”, mà còn là một nơi rất linh thiêng, bởi đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hằng năm, các vị nguyên thủ quốc gia đều về thăm và trồng cây lưu niệm tại ngôi chùa này. Chính vì vậy, cây cảnh ở đây cũng rất đa dạng và phong phú.

Khuôn viên khác của chùa Thiên Hưng – Anh:ST

Chùa Thiên Hưng Bình Định ở đâu?

Di chuyển đến đây bằng cách nào?

Chùa Thiên Hưng thuộc xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn và cách trung tâm thành phố 26km tầm hơn 30 phút đi xe.

Trên đường đi tham quan Chùa Thiên Hưng đừng nên bỏ qua địa điểm check in siêu hot ở Quy Nhơn đó là Tháp Bánh Ít Quy nhơn!

Để tìm về với ngôi chùa này, từ trung tâm thành phố bạn có thể đón taxi, hoặc bạn cũng có thể bắt chuyến xe buýt Phù Cát – Quy Nhơn tại bến và báo dừng ở chùa Thiên Hưng. Khi xuống xe, bạn nhìn phía bên tay trái sẽ có 1 tòa tháp cao, và đó là đặc trưng của ngôi chùa này.

Còn một cách nữa, cách này mình thường hay khuyến khích các bạn nên tự đi để trải nghiệm. Các bạn có thể thuê xe máy và chỉ cần dùng google maps là ra ngay.

Chùa Thiên Hưng có gì đặc biệt?

Cũng như những ngôi chùa khác, chùa Thiên Hưng được xây dựng nên ngoài việc để các phật tử về cúng bái và cầu nguyện vào các dịp lễ tết, thì nơi đây cũng thu hút được số lượng lớn giới trẻ tham quan bởi cảnh quan phong phú và đa dạng. Từng khu sẽ cho du khách một cách nhìn khác nhau về kiểu kiến trúc cũng như cảnh quan thuộc khu đó.

Kiến trúc cổ đặc sắc

Chùa Thiên Hưng được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Bình Định. Ngôi chùa này không quá nguy nga tráng lệ hay cổ kính. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiện đại trong quần thể tâm linh Linh Phong của tỉnh nhà.

Ngoài khu chính điện, còn có các khu khác cũng tráng lệ không kém. Nơi đây ngày thường ít người đến thăm quan, chủ yếu là khách du lịch ở tỉnh khác. Khi đến đây vào những ngày như thế, du khách sẽ cảm thấy thư thái và tâm hồn thanh tịnh.

Màu xanh của cỏ cây, màu sắc tươi tắn của nhiều loại hoa. Nơi đây quả thực một “cổ trấn” trong phim mà nhiều người vẫn thường nhắc đến.

Tháp chuông – Nét đặc sắc của chùa

Ngoài khu chánh điện, công trình tháp chuông là một điểm không thể thiếu khi nhắc đến ngôi chùa này.

Tháp chuông tọa lạc trên một khu riêng biệt cùng với tượng Mười Tám vị La Hán. Chính giữa các vị La Hán có xây dựng một hồ nước phía dưới. Đây cũng là một điểm độc đáo của công trình này.

Hoa viên – rực rỡ sắc hoa

Bên cạnh các khu điện thờ, hoa viên của ngôi chùa này là sự kết hợp của bức tranh phong thủy hết sức độc đáo. Đến đây, du khách có cảm giác mình như đang lạc vào chốn bồng lai ở trần gian.

Có tiếng suối chảy róc rách, đàn cá tung tăng bơi lội, mùi hoa sứ thơm ngào ngạt,… tất cả tạo nên một cảm giác vô cùng thanh tịnh và thư thái.

Lưu ý khi vào tham quan Chùa Thiên Hưng

Không vứt rác, phóng uế bừa bãi.

Không ngắt hoa, bẻ cành, làm mất mỹ quan của chùa.

Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên.

Còn một điều nữa là các bạn nên đi tham quan ngôi chùa này theo từng phân khu để dễ dàng di chuyển, tránh bỏ lỡ các điểm tham quan hấp dẫn đã được đề cập ở phía trên.

Ở chùa nay đã có bãi giữ xe cho du khách và các quầy bán nước phục vụ khách thăm quan du lịch. Thế nhưng nếu các bạn muốn đi loanh quanh để khám phá khu vực này thì mình sẽ bật mí cho các bạn những quán ăn ngon ở gần đó và đảm bảo rằng các bạn sẽ thích cho mà xem!

Các địa chỉ ăn uống xung quanh Chùa Thiên Hưng?

Sau một buổi loanh quanh thưởng ngoạn và check in thỏa thích nơi đây, đã đến lúc nạp năng lượng rồi nhỉ?

Đồ nướng thơm ngon

Ở khu vực này có một quán đồ nướng rất rất ngon mà giá cả lại rẻ bèo nữa, tuy nhiên thì đường hơi khó đi vì nó ở trong hẻm.

Quán này không có tên các bạn ạ. Quán này thuộc địa phận trị trấn Đập Đá, từ chùa Thiên Hưng chạy thẳng ra khoảng 2km. Quán ở đường Đô Đốc Tuyết, từ đầu đường chạy vào thuộc con hẻm thứ hai phía bên tay phải. Đồ nướng ở đây cực kỳ đa dạng, mà nước chấm lại rất là ngon.

Nếu có dịp, các bạn nên ghé thử. Theo mình cảm giác thì đây là quán nướng ngon nhất từ trước đến giờ có giá học sinh mà mình được biết.

Mỳ cay – Ăn vặt

Ngoài ra cũng nổi tiếng không kém trong khu vực là quán “Mì cay – Ăn vặt – Trà Sữa Habisu” có địa chỉ 64 Huỳnh Đăng Thơ, thị trấn Đập Đá, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Bài viết theo cảm nhận cá nhân, mọi ý kiến đóng góp và chỉnh sửa, bổ sung mong các bạn gửi phản hồi cho page Top10quynhon.

Chùa Thiên Hưng Bình Định Cổ Kính Và Thanh Tịnh

Chùa Thiên Hưng là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi vốn là đồ vật có ý nghĩa tâm linh to lớn đối với phật tử. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng về tâm linh vì cảnh sắc hài hòa và tao nhã.

Du lịch Quy Nhơn Bình Định: Kinh nghiệm từ A đến Z năm 2020 – Quy Nhon Me

Đôi nét về chùa Thiên Hưng Bình Định

Nếu được hỏi, bạn tìm kiếm điều gì từ tín ngưỡng? Bạn mong gì khi viếng thăm chùa? Ắt hẳn hầu hết chúng ta đều mong muốn được bình an, cầu phúc, mong được Phật phù hộ. Có lẽ vì thế mà chùa Thiên Hưng Bình Định dù không nguy nga tráng lệ nhưng vẫn tiếp đón được lượng khách khổng lồ từ mọi nơi đổ về, bởi vì nơi đây cho là đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Thích Ca. Tương truyền rằng, Phật Tổ sẽ ban phúc cho những nơi có Ngọc Xá Lợi.

Bên cạnh đó, sư trụ trì Đại Đức Thích Đồng Ngộ vô cùng có danh tiếng trong việc hoằng pháp cũng như phong thủy. Đây cũng là một lý do giúp cho chùa Thiên Hưng nổi tiếng trong các địa điểm tín ngưỡng, tâm linh.

Chùađược thiết kế và xây dựng theo phong cách cổ xưa đầy cung kính và tôn nghiêm

Vị trí của chùa Thiên Hưng

Chỉ khoảng 20km về phía Đông của trung tâm thành phố Quy Nhơn, chùa Thiên Hưng tọa lạc tại thị xã An Nhơn. Với các đoàn du lịch Quy Nhơn, hầu như đều được các hướng dẫn viên gợi ý ghé ngang và viếng thăm trước khi tiếp tục hành trình.

Vị trí của chùa Thiên Hưng trên bản đồ:

Vẻ đẹp của chùa Thiên Hưng Quy Nhơn

Có thể nói, ngay từ trước khi bước chân vào chùa, quý du khách có thể đã bị hút hồn bởi cánh đồng lúa xanh rì như đang vui đùa trong làn gió. Ngay trước chùa là đồng lúa tạo nên một nét đẹp rất bình dị của vùng quê yên ả. Vào mùa vụ, trên đường vào chùa Thiên Hưng Bình Định, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người nông dân chăm chỉ và vui vẻ trên đồng lúa. Với những ai đến đây vào mùa gặt, bạn sẽ bị thu hút bởi hương lúa mới.

Được xây dựng theo phong cách phương Đông, không quá nguy nga hay hoành tráng nhưng chùa Thiên Hưng lại có diện tích khá rộng với những gian nhà chính phụ đan xen. Các thiết kế gian nhà với mái ngói cong mang đậm nét cổ kính và uy nghiêm đậm dấu ấn của kiến trúc “Phật tự” xưa được xem là một trong những nét thu hút người du lịch nhất.

Những gian nhà thanh nhã với thiết kế tựa cung đình xưa bên hồ sen bốn mùa nở hoa. Những chậu cây xanh được cắt tỉa đẹp đẽ được bố trí khắp xung quanh ngôi chùa tạo nên sự mát mắt và mang đến cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng khi bước vào chùa. Không ngoa khi nói, nếu vào một buổi hoàng hôn, bạn được ngồi đây tản mạn nhẹ nhàng cùng người thân yêu về mọi thứ trên đời có lẽ sẽ thật tuyệt nhỉ!

Tuy vào năm 2013, nhiều khu vực của nơi đây đã từng bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn, may mắn thay đám cháy không lớn. Các sư thầy và nhiều người dân đã cùng nhau nổ lực trùng tu và nâng cấp những phần bị phá hủy để chúng ta thấy được ngôi chùa khang trang như ngày hôm nay.

Những điểm tham quan gần chùa

Bên cạnh Thiên Hưng Tự nổi tiếng đang là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi, quý khách đến với xứ Nẫu cũng có thể đến nhiều những địa điểm văn hóa nổi tiếng tại khu vực này như thành Hoàng Đế, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên,…Là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với kiến trúc tinh tế, là sự hòa quyện giữa nét đẹp cổ kính giữa lòng hiện đại.

Với kiến trúc tinh tế, giữ nguyên nét đẹp cổ kính không kém phần uy nghiêm, chùa được xem là một ngôi chùa được biết đến bởi nhiều người dân bản xứ và phật tử từ khắp mọi nơi trên cả nước. Hàng năm, chùa vẫn tiếp đón hàng ngàn lượt tham quan và viếng thăm từ phật tử gần xa vì đối với các tín đồ Phật giáo, nơi đâu có Phật, nơi đó có Phật tử.

Bạn có biết:

Đảo hòn khô, đảo cù lao xanh, eo gió quy nhơnvà những địa điểm du lịch Bình Định có gì đặc biệt với giới trẻ

Kinh nghiệm du lịch Đảo Kỳ Co quy nhơn chi tiết 2020 – Quy Nhon Me

Tổng hợp du lịch Quy Nhơn 1 ngày được lựa chọn nhiều nhất.

Kinh nghiệm đi Phú Yên Quy Nhơn: ăn gì, ở đâu, chơi gì, đi như thế nào?

22 đặc sản Quy Nhơn du khách có thể mua làm quà

Surf Bar Quy Nhơn quán cafe đẹp nhất Quy Nhơn với giới trẻ

Bãi tắm Hoàng Hậu vẻ đẹp của thiên nhiên Bình Định

Đăng kí tour quy nhơn ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất độc quyền tại Quy Nhơn me

Tour du lịch quy nhơn phú yên 4N3D: Giá ưu đãi nhất – Quy Nhon Me

7 Ngôi Chùa Linh Thiêng Làm Nên Tên Tuổi Bình Dương

Trong các ngôi chùa ở Bình Dương đầu tiên mình giới thiệu với các bạn là chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương. Chùa Bà Bình Dương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương. Đây là nơi thờ cúng quan trọng của 4 bang người Việt gốc Hoa ở Bình Dương.

Khi đến Chùa Bà Bình Dương được nghe kể lại nguồn gốc chùa Bà như sau. Trước kia đây chỉ là một ngôi Miếu không biết được xây dựng năm nào, tọa lạc ở bên rạch Hương Chủ Hiếu. Vào năm 1923 ngôi Miếu này xảy ra hỏa hoạn. 4 bang người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến Và Hẹ đã cùng góp sức xây dựng chùa Bà Bình Dương cho đến ngày nay. Hiện tại Chùa Bà Bình Dương đã lâu đời, nên 4 bang người Hoa cùng với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương đã cùng nhau xây dựng chùa Bà Bình Dương hai ở Thành Phố Mới Bình Dương khang trang, uy nghiêm hơn. Để tỏ lòng thờ cúng của mình với Thiên Hậu Khánh Mẫu.

Địa chỉ: Số 4, Nguyễn Du, Phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Chùa Thiên Quang Tự là một trong các ngôi chùa ở Bình Dươn g được người dân tôn kính, sùng bái. Vào những ngày rằm, lễ hội Chùa Thiên Quang Tự luôn đông kín người. Đặc biệt đến với chùa Thiên Quang bạn sẽ được tịnh tâm, lòng thanh thản, ngộ ra nhiều đạo lý từ những bài thuyết giảng của sư cô Thích Nữ Hương Nhũ trụ trì chùa Thiên Quang. Sư Cô Thích Nữ Hương Nhũ nổi tiếng là người công tâm, luôn mang đến những điều tốt đẹp cho chúng sanh. Sư Cô Thích Nữ Hương Nhũ thường xuyên vận động quyên góp từ các phật tử giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn. Không những vậy Sư Cô còn thường xuyên tổ chức những buổi thuyết giảng về phật pháp, giúp cho chúng sanh giải thoát bớt đau thổ, chấp nhận cuộc sống một cách tốt nhất.

Quá trình thành lập chùa Thiên Quang đến đây mình được nghe mọi người kể lại rằng. Vào năm 1972 Chùa Thiên Quang được khai sơn bởi Ni Trưởng Huệ Giác và viện chủ Quan Âm Tu Viện Biên Hòa Đông Nai. Chùa Thiên Quang nằm trong khu vực Hồ Đá. Năm 2011 Ni Trưởng Huệ Giác hiến đất Thiên Quang cho giáo hội phật giáo Việt Nam làm nơi xây dựng chùa Thiên Quang. Nhận được sự giúp sức của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, sở nội vụ, các cấp chính quyền địa phương và sự hảo tâm của tất cả phật tử. Tháng 06/2012 tịnh thất Thiên Quang chính thức trở thành chùa Thiên Quang. Và người được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Thiên Quang đó chính là sư cô Thích Nữ Hương Nhũ người được tất cả mọi người tôn trọng kính nể.

Địa chỉ: 106 /15, Khu Phố Tân Hòa, Phường Đông Hòa, TX. Dĩ An, Bình Dương.

Chùa Tây Tạng – Ảnh: Y_ngaa

Chùa Tây Tạng là một trong các ngôi chùa ở Bình Dương có công trình kiến trúc tâm linh độc đáo thu hút rất nhiều tử trong và ngoài tỉnh.

Năm 1028 hòa thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế khai sơn chùa Bửu Hương Tự. Khi mới thành lập chùa chỉ là một cái am nhỏ thờ phật đường. Chùa giữ vai trò tập họp các vị sư và phổ độ chúng sinh. Năm 1937 Thiền sư Minh Tịnh lên làm trụ trì chùa và đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự Bình Dương như ngày nay..

Địa chỉ: 46B, Thích Quảng Đức, Phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Chùa Hội Khánh là một trong các ngôi chùa ở Bình Dương lớn nhất. Một công trình phật giáo lớn mang ý nghĩa lịch sử, mỹ thuật cao. Chùa Hội Khánh được tổ chức kỷ lục Châu Á công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Châu Á.

Năm 1971 Thiền sư Đại Ngạn thuộc dòng Lâm Tế đã khai sơn ra chùa Hội Khánh. Thời điểm đó chùa được xây dựng trên một ngọn đồi cao. Năm 1861 chùa bị phá hủy do chiến tranh, thầy Thích Chánh Đắc đã cho xây dựng lại chùa dưới chân đồi cách vị trí cũ 100m.

Địa chỉ: 35 Yersin, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Nhắc đến hệ thống chùa ở Bình Dương không thể không nhắc đến Chùa Hội An. Đây là một trong những ngôi chùa lớn ở tỉnh Bình Dương. Có thể nói trong các ngôi chùa ở Bình Dương thì chùa Hội An là chùa có diện tích lớn nhất. Nơi đây thường xuyên tổ chức, quy tụ các lễ hội phật giáo, các sự kiện lớn về phật giáo ở Bình Dương.

Năm 2012 thượng tọa Thích Huệ Thông và BTS tỉnh Bình Dương đã khai sơn ra chùa Hội An, thuộc hệ phái Bắc Tông

Chùa Hội An là chùa đầu tiên ở Việt Nam được vinh dự đón phật ngọc nổi tiếng thế giới.

Địa chỉ: Phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Khi nhắc đến các ngôi chùa ở Bình Dương người ta nghĩ ngay đến chùa Châu Thới. Đây là một ngôi chùa cổ lâu đời nhưng rất đặc biệt tọa lạc trên ngọn núi Châu Thới, cách mực nước biển 82m, thuộc phường Bình An, Dĩ An, Bình Dương. Điều đặc biệt thứ 2 ở ngôi Chùa này có một hòn đá bí hiểm, người ta dùng mọi cách cũng không thể phá hủy được hòn đá này. Điều thứ 3 Khi bạn lên chùa Châu Thới bạn sẽ bị mất sóng điện thoại là do hòn đá này. Chính 3 lý do này mà người dân quanh đây gọi hòn đá này là ” ông Tà” , như một vị thần giữ cửa cho chùa Châu Thới.

Chùa Châu Thới được xây dựng năm 1612 là ngôi chùa lâu đời nhất ở Bình Dương. Thiền sư Khánh Long trên con đường du hoành đã phát hiện ra núi Châu Thới là nơi hội tụ khí trời, non nước hữu tình. Nhà sư đã cất am nhỏ để tịnh tu. Sau một thời gian thì đổi tên là chùa Hội Sơn. Và cuối cùng là chùa Châu Thới được trùng tu xây dựng như ngày hôm nay.

Địa chỉ: Núi Châu Thới, Bình An, Thị xã Dĩ An, Bình Dương.

Trong các ngôi chùa ở Bình Dương phải nhắc đến Chùa Tổ Long Hưng Tự một địa điểm tâm linh được rất nhiều người dân tôn trọng, kính nể. Chùa Tổ Long Hưng Tự cũng có bề dài lịch sử lâu đời. Câu chuyện bắt đầu từ khi thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu đi du hoành đến núi Bà Đen Tây Ninh. Trong quá trình di chuyển đến núi Bà Đen Tây Ninh nhà sư nghỉ ngơi ở một bưng đỉa thuộc phường Tân Định, Bến Cát, Bình Dương ngày nay. Người dân nơi đây thấy thiền sư nghỉ ngơi ở góc cây trâm ven bưng đĩa nên đã phát tâm dựng một am tranh cho sư nghỉ ngơi trong chuyến du hoành. Trong quá trình lưu trú ở đây nhà sư thấy đất đai màu mỡ nhưng đỉa nhiều không thể thai thác trồng trọt, dân làng nghèo đói. Nhà sư đã phát tâm ra am đỉa thiền nguyện để bầy đỉa không phá hoại dân làng. Và Thiền sư đã thành công từ đó người dân Tân Định có cuộc sống ấm no. Người dân nơi đây tôn ngài là Tổ Đỉa. Tổ đỉa đã cùng dân làng chung sức xây dựng chùa và đặt tên là chùa Tổ Long Hưng.

Địa chỉ: Ấp 4, phường Tân Định, Thị Xã Bến Cát, Bình Dương.

Tổng Hợp Thông Tin Về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại tỉnh Bình Dương được xây dựng và thờ vị nữ Thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đây là một trong 5 ngôi chùa linh thiêng nhất và nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người dân khắp cả nước. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin về ngôi chùa này. Mời bạn cùng tham khảo

1. Sự tích về Thiên Hậu Thánh Mẫu

Theo truyền thuyết, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Thiên Hậu Thánh Mẫu lúc còn sống có tên là Lâm Mị Châu, là con gái của một ngư phủ họ Lâm sinh sống ở huyện Bồ Điều tỉnh Phúc Kiến vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (Công nguyên 960.

Tương truyền rằng: Khi mới lọt lòng mẹ, Bà đã toả ánh hào quang và hương thơm rất đặc biệt, bà có tánh linh, một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó.

Người mẹ trông thấy vậy vội gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất. Đời Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời nhà Thanh, vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Và danh hiệu Thiên Hậu tồn tại cho đến nay.

2. Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu

3. Đường đi chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là nơi hội tụ của khách thập phương về với chùa Bà. Nếu bạn xuất phát từ Thành Phố Hồ Chí Minh có thể tới chùa Bà bằng 2 hướng sau:

Đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi tiếp tới Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A. Đi theo Lê Văn Khương, Hà Duy Phiên/TL9 và TL8 đến Cách Mạng Tháng Tám tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đi dọc theo Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường sẽ tới chùa.

Đi dọc theo Trường Chinh và Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A đến Đường Tô Ngọc Vân tại Thạnh Xuân. Tiếp theo đi dọc theo Đường Tô Ngọc Vân đến Hà Huy Giáp. Sau đó đi dọc theo Hà Huy Giáp và Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một là sẽ tới chùa Bà Thiên Hậu.

4. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được xem là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc. Thu hút đông đảo lượng khách du lịch và hành hương về tới để tham gia lễ hội và cầu bình an.

Lễ hội chính là sự kết nối giữa nữ Thần Thiên Hậu với người dân, là một cách đưa sự bình an, may mắn đến với mọi người. Cùng với đó là nhiều chương trình đặc sắc cho người dân vui chơi, giải trí trong dịp đầu năm mới. Khởi động cho 1 năm bình an thuận lợi.

Ở chùa Bà Thiên Hậu sẽ không đọc sớ hay tế thần cũng không quy định vật dâng thần mà tất cả tùy thuộc vào tấm lòng của người dân. Vì với Bà Thiên Hậu con dân sang hèn đều được đối xử như nhau.

Trước ngày diễn ra lễ hội chính là ngày 15 tháng Giêng thì sẽ có tục Thỉnh lộc diễn ra vào ngày 14, mang ý nghĩa phân phát ánh sáng, may mắn và thuận lợi đến cho mọi người.

5. Những lưu ý khi đến chùa Bà Thiên Hậu

Khi về với chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, để tiếp nối phong tục, tín ngưỡng, giữ gìn bản sắc và hơn hết là thể hiện sự uy nghiêm nơi ngôi chùa linh thiêng này bạn cần phải lưu ý những điều sau.

Chùa là nơi linh thiêng, thờ cúng thánh thần nên khi đến chùa tuyệt đối không được mặc quần áo quá hở hang, gây mất phản cảm giữa chốn linh thiêng, uy nghiêm này.

Không chạy nhảy cười đùa

Khi vào chùa lễ tránh tình trạng trêu đùa, chạy nhảy làm ảnh hưởng đến việc cúng bái của người khác và sự thiếu tôn nghiêm của bạn khi ở đây.

Những thông tin về chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài trên hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn khi có ý định tới ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu trên website Duhoceden.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!