Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Ebooks Lịch Sử mới nhất trên website Duhoceden.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tổng hợp Ebooks lịch sử
01. Adolf Hitler tải về02. Chân Lạp Phong Thổ Ký – Châu Đạt Quan (thế kỷ 13) tải về03. Đời tôi – Lép Trốtxki tải về04. Hồi ký cố vấn Trung Quốc tải về05. Hồi ký Sihanouk tải về06. Kim Jin Sun – Hồi ức chiến tranh tải về07. Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài tải về08. Lịch sử khẩn hoang miền Nam tải về09. Nam Hải dị nhân – Phan Kế Bính tải về10. Nạn đói năm 1945 tải về11. Napoleon Bonaparte – Cuộc đời và sự nghiệp tải về12. Trung tướng Nguyễn Bình tải về13. Tưởng Giới Thạch – Những bí mật về cuộc đời và gia thế tải về14. Việt điện u linh tập tải về15. Xứ Đàng Trong năm 1621 tải về 16. Một tháng ở Nam Kỳ tải về17. 18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục tải về18. 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ tải về19. Bạch Công Tử và gánh hát Huỳnh Kỳ tải về20. Triều đình, đất nước Lê Trịnh ở thế kỷ XVII: từ bà Banh đến thần Bạch Mã tải về21. Bài học của lịch sử tải về22. Bài sử khác cho Việt Nam tải về23. Bảy Viễn: Thủ lĩnh Bình Xuyên tải về24. Bê Trọc tải về25. Bí ẩn sự diệt vong của Liên Xô tải về26. Bí mật cuộc đời Tưởng Giới Thạch tải về27. Bí mật những trận không kích của quân đội Mỹ vào miền Bắc Việt Nam tải về28. Các nữ thần dưới trướng cờ hai Bà Trưng tải về29. Câu chuyện đời tôi: Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới tải về30. Cha tôi Đặng Tiểu Bình tải về31. CIA & Các Tướng Lãnh VNCH tải về32. Công tử Bạc Liêu tải về33. Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng tải về34. Cuộc đời Mahatma Gandhi tải về35. Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt tải về36. Cuộc tháo chạy tán loạn tải về37. Đại Đường Tây Vức Ký tải về38. Dã Sử tải về39. Điệp Viên Hoàn Hảo tải về40. Đồ gốm cổ truyền Việt Nam tải về41. Đông Kinh Nghĩa Thục tải về42. Đường vào Phnom-Pênh tải về43. Bảo Đại – hay là những ngày cuối cũng của vương quốc An Nam tải về44. Bên giòng lịchsử 1940 – 1965 tải về45. Chinese Fashions tải về46. Chuyện một người Việt làm vua nước Chiêm Thành tải về47. Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật tải về48. Dragon Strike – Cuộc tấn công của con rồng tải về49. Hành trình Nguyễn Hữu Thọtải về50. Ho Chi Minh A Life – W.Duiker tải về51. Hoàng Kế Viêm tải về52. Hoàng đế cuối cùng – Hồi ký Phổ Nghi tải về53. Hoàng Lê Nhất Thống Chí tải về54. Hồ ký Wilfred Burchett tải về55. Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên tải về56. Hồi ức một Quận chúa tải về57. Hồi ký không tên tải về58. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tải về59. Hun Sen – Nhân vật xuất chúng của Campuchia tải về60. Khái quát địa lý Hoa Kỳ tải về61. Khái quát lịch sử Hoa Kỳ tải về62. khái quát về nền dân chủ Hoa Kỳ tải về63. Khi đồng minh tháo chạy tải về64. Không thể chuộc lỗi - Allen Hassan tải về65. Lê Giản hồi ký tải về66. Lịch sử Quân sự Việt Nam tải về67. Lịch sử Quốc kỳ Việt Nam tải về68. Lịch sử Sài Gòn tải về69. Lịch sử văn minh thế giới tải về70. Mười ngày ở Huế tải về71. Mưu lược Đặng Tiểu Bình tải về72. Mỹ Tho ngày xưa tải về73. Nam triều công nghiệp diễn chí tải về74. Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật tải về75. Nhà Trần tải về76. Nhìn lại quá khứ – Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam tải về77. Nhớ lại và suy nghĩ tải về78. Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam tải về79. Những năm tháng không thể nào quên tải về80. Những người phụ nữ vĩ đại của dân tộc tải về81. Những năm tháng tham gia giữ gìn lâu dài và bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh tải về82. NHỮNG CHUYỆN TRẢ THÙ CỦA VUA LÊ CHIÊU THỐNG VÀ VUA GIA LONG tải về83. Việt Nam niên biểu tải về84. Nói về miền Nam – Cá tính miền Nam – Thuần phong mỹ tục Vệt Nam tải về85. NỮ TƯỚNG THỜI TRƯNG VƯƠNGtải về86. Pháp Du Hành Trình Nhật Ký tải về87. Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam tải về88. Putin tải về89. Quê Hương Rừng Thẳm Sông Dài tải về90. KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸ tải về91. Sử ký của Tư Mã Thiên tải về92. TÂN AN Ngày Xưa tải về93. Tây Nguyên ngày ấy tải về94. Thành Cát Tư Hãn tải về95. Thập tự chinh tải về96. Thiên Đô Chiếu tải về97. Thư Hà Nội tải về98. Thượng Kinh Ký Sự tải về99. TRẦN NHÂN TÔNG CON NGƯỜI & TÁC PHẨM tải về100. TRUNG ÐÔNG Tiền-Hồi GIáo tải về101. Truyền thống Nam Bộ tải về102. Truyền thuyết Việt Nam – tập 1 tải về103. Truyền thuyết Việt Nam – tập 2 tải về104. Truyền kỳ mạn lục tải về105. Tư liệu khảo cổ, lịch sử, văn hoá Đông Á tải về106. Văn hoá sử Nhật Bản – tập 1 tải về107. Văn hoá sử Nhật Bản – tập 2 tải về108. Việt Nam sử lược tải về109. Việt sử giai thoại – tập 1 tải về110. Việt sử giai thoại – tập 2 tải về111. Việt sử giai thoại – tập 3 tải về112. Việt sử giai thoại – tập 4 tải về113. Việt sử giai thoại – tập 5 tải về114. Việt sử giai thoại – tập 6 tải về115. Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam tải về116. Theo dòng lịch sử dân tộc – sự kiện và tư liệu tải về117. TRANG PHỤC VIỆT NAM tải về118. Bên Lề Chính Sử tải về
Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương
Lịch Sử Cung Hoàng Đạo
Lịch Sử Cung Hoàng Đạo
Trái Đất trong quỹ đạo quanh mặt trời và vị trí những chòm sao cung hoàng đạo
Trong chiêm tinh học hoặc đôi khi là thiên văn học, các cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360o và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 30o. Cung Hoàng Đạo được tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại từ những năm 1645 trước Công nguyên. Vòng tròn 12 Cung Hoàng Đạo hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn Mùa và 12 tháng. Các cung được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung có tính cách tương đồng với nhau.
Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa “Đường đi của mặt trời”. Theo phương Tây, vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy Lạp là Zodiakus Kyklos (ζωδιακός κύκλος) – “Vòng tròn của các linh vật.” Hiện nay, Hoàng đạo được coi là một xu hướng mới trong giới trẻ vì nó không hề mê tín mà khá đúng với thực tại.
Các cung hoàng đạo xếp theo thứ tự:
12 cung hoàng đạo
Thứ tự Tên Latin Tên Hán Việt Chòm sao tương ứng Nghĩa/biểu tượng Thời gian
1 Aries Bạch Dương Tên khác: Dương Cưu Bạch Dương Con cừu trắng 21/3 – 20/4
2 Taurus Kim Ngưu Kim Ngưu Con bò lông vàng 21/4 – 20/5
3 Gemini Song Tử (chính thức) Tên khác: Song Nam Song Tử Hai cậu bé song sinh (đôi lúc là hai cô bé) 21/5 – 21/6
4 Cancer Cự Giải Tên khác: Bắc Giải Cự Giải Con cua 22/6 – 22/7
5 Leo Sư Tử Sư Tử Con sư tử 23/7 – 22/8
6 Virgo Thất Nữ (chính thức) Tên khác: Trinh Nữ, Xử Nữ Thất Nữ Cô gái trinh nữ 23/8 – 22/9
7 Libra Thiên Xứng (chính thức) Tên khác: Thiên Bình Thiên Xứng Cái cân 23/9 – 23/10
8 Scorpio Thiên Hạt (chính thức) Tên khác: Thần Nông, Thiên Yết, Hổ Cáp, Bọ Cạp Thiên Hạt Con bọ cạp 24/10 – 21/11
9 Sagittarius Nhân Mã Tên khác: Xạ Thủ, Cung Thủ Nhân Mã Cung thủ, nửa trên là người, nửa dưới là ngựa 22/11 – 21/12
10 Capricornus Ma Kết Tên khác: Nam Dương Ma Kết Con dê biển 22/12 – 19/1
11 Aquarius Bảo Bình Tên khác: Thủy Bình Bảo Bình Người mang nước 20/1 – 18/2
12 Pisces Song Ngư Song Ngư Hai con cá bơi ngược chiều 19/2 – 20/3
Bốn nhóm nguyên tố Hoàng Đạo
Những biểu tượng dùng trong Tử vi Tây phương
Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung, phân ra 4 nguyên tố đã tạo ra của thế giới theo quan niệm phương Tây: đất, lửa, nước, khí. Cứ ba cung là được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung cùng chung nhóm luôn tương hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau. Điển hình là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.
Nguyên tố đất: Ma Kết, Thất Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.
Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng rất gan dạ.
Nguyên tố nước: Song Ngư, Cự Giải, Thiên Hạt. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.
Nguyên tố khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.
Mỗi nhóm nguyên tố này thường có một cung có tính chất của người thủ lĩnh. Đó là cung Bạch Dương (thủ lĩnh nhóm lửa), cung Ma Kết (thủ lĩnh nhóm đất), cung Cự Giải (thủ lĩnh nhóm nước) và cung Thiên Bình (thủ lĩnh nhóm Khí).
Sao chiếu mệnh các cung
12 cung tương ứng với 12 ngôi sao và hành tinh, bao gồm cả Diêm Vương Tinh đã bị các nhà khoa học xóa khỏi danh sách các hành tinh hệ mặt trời:
Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần chiến tranh Mars trong thần thoại La Mã (Ares của thần thoại Hi Lạp). Đó cũng chính là tại sao người ta lại nói Đàn ông đến từ Sao Hỏa.
Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần Vệ Nữ (Venus) của sắc đẹp. Đó cũng chính là tại sao người ta lại nói Đàn bà đến từ Sao Kim.
Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury (Hermes).
Cung Cự Giải được Mặt Trăng bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần hôn nhân gia đình Junon (Hera trong thần thoại Hi Lạp)
Cung Sư Tử được Mặt Trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời Helios, sự trung trực, uy quyền và sức mạnh.
Cung Thất Nữ được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc.
Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ, cung này biểu tượng cho sắc đẹp, sự quyến rũ. Tượng trưng cho nữ thần Venus (thần Vệ Nữ Aphrodite).
Cung Thiên Hạt được Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho Hades thần cai quan âm phủ.
Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét Jupiter (Zeus).
Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần nông Saturn (Cronos).
Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời Uranus.
Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune (Poseidon).
Sự kết hợp giữa các cung
Những cặp tương xứng nhất thường gồm những người thuộc cùng một nhóm – lửa/lửa, đất/đất, không khí/không khí và nước/nước.
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Các cung lại được chia thành 3 đặc tính: Thống lĩnh (tham vọng nhưng độc đoán), ổn định (quả quyết nhưng ương bướng) và biến đổi (dễ thích nghi nhưng hay thay đổi, không ổn định).
Thống lĩnh: Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết.
Ổn định: Kim ngưu, Sư tử, Hổ cáp và Bảo Bình.
Biến đổi: Song Tử, Xử Nữ, Nhân Mã và Song ngư.
Những người thuộc cùng một nhóm này rất khó hòa hợp được với nhau, dễ xảy ra va chạm. Ví dụ:
Các cung phân chia tiếp thành 2 loại: Chủ động và Bị động. Lửa, không khí thường mang tính tích cực và chủ động, trong khi đất và nước lại tiêu cực hoặc bị động.
Chủ động: Dương cưu, Song tử, Sư tử, Thiên bình, Nhân mã và Bảo bình – thường hoà đồng và cởi mở tuy nhiên các cung này cũng có lúc là một phần của bị động.
Bị động: Kim ngưu, Cự giải, Xử nữ, Hổ cáp, Nam dương và Song ngư – thường thu mình và khiêm nhường tuy nhiên càc cung này cũng có lúc là một phần của chủ động.
Dựa vào những yếu tố trên thì rõ ràng rất khó để có một cặp hoàn hảo. Để trái tim và bộ óc đi chung với nhau luôn là một thách thức, cũng giống như việc chịu đựng quan điểm, cách cư xử và thói quen của mỗi người. Vậy đâu là chìa khoá cho hạnh phúc? Nó chính là sự thoả hiệp, cho – và – nhận. Mọi người nên nhận ra rằng sự khác biệt luôn tồn tại, vì vậy cần phải chấp nhận cái bất đồng đó để có thể duy trì mối quan hệ.
Những đôi thực sự hoà hợp là có cùng cung hoàng đạo, nhưng thậm chí sự quen thuộc cũng gây nên cảm giác nhàm chán sau này. Ngoài ra, kể cả đàn ông và đàn bà cùng một cung cũng khác nhau do giới tính của họ.
Bởi vậy người ta vẫn thường nói đàn ông đến từ sao Hoả, phụ nữ đến từ Sao Kim.
(Theo Wikipedia)
Nguồn: Xemboionline.com
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Lịch Sử Tên Gọi Các Chòm Sao Thiên Văn
Vào mỗi đêm, khi quan sát bầu trời đêm, chúng ta liên tưởng đến một loạt những câu chuyện thần thoại Hy Lạp như Anh Tiên bay đến giải thoát cho Tiên Nữ, Lạp Hộ đối mặt với những con thú dữ, Mục Phu và những con gấu quay quanh cực, đoàn tàu Argo đi tìm kiếm bộ lông cừu. Những điều này được mô tả bởi một nhóm các ngôi sao mà những nhà thiên văn học gọi là chòm sao.
Chòm sao là phát minh của trí tưởng tượng của con người, không phải do tự nhiên sắp đặt. Chúng là những khuôn mẫu qui ước do con người tưởng tượng ra từ những ngôi sao xuất hiện hỗn độn trong bầu trời đêm. Nó giúp cho việc định hướng trong hàng hải, dẫn dắt con người đi trên sa mạc, tính toán lịch nông nghiệp cổ đại, đồng hồ trong đêm tối. Việc phân chia bầu trời thành từng nhóm giúp ta kiểm soát việc đó dễ dàng hơn.
Những người mới biết đến thiên văn học, hẳn sẽ sớm thất vọng để tìm thấy phần lớn những ngôi sao trong chòm sao Tiểu Hùng và những cái tên của nó, chúng ta khó có thể hình dung được hình ảnh của nó trên bầu trời. Bầu trời đêm là một hình ảnh về trí tưởng tượng của con người, phản ánh những việc làm hoặc hiện thân của những vị thần, những động vật và những mẩu chuyện ngắn đầy tính nhân văn và thần thánh. Đó là một bức tranh rộng lớn mà ta quan sát được vào mỗi đêm khuya.
Hệ thống các chòm sao mà chúng ta sử dụng ngày nay, phần lớn từ danh sách 48 chòm sao được công bố vào thập kỷ 150 bởi nhà khoa học Hy Lạp Ptolemy trong cuốn sách Almagest. Sau đó các nhà khoa học đã bổ sung thêm 40 chòm sao nữa để lấp đầy những khoảng trống trên bầu trời không có trong danh sách các chòm sao của Ptolemy ở vùng quanh cực Nam Trái Đất, những nơi mà không thể quan sát được từ Hy Lạp. Kết quả là có 88 chòm sao kề nhau được chấp nhận bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU).
Những chòm sao được Ptolemy liệt kê ra, không phải là phát minh của riêng ông mà chúng đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Tuy nhiên, cho đến ngày nay nó đã chìm sâu vào quá khứ do thời gian. Trước thời ông, Homer và Hesiod chỉ đề cập đến một vài nhóm ngôi sao như Đại Hùng, Lạp Hộ, Quần tinh sao Đám hạch lớn.
Chặng đường đầu tiên được nhìn nhận rõ ràng là ở phương Đông, ở vùng ven sông Tigris và Euphrates tại Irắc ngày nay. Vào thời Babylon, thời đại mà Homer và Heriod sống, những chòm sao hoàng đạo đã xuất hiện, đó là ở những vùng mà Mặt Trời, Mặt Trăng và những hành tinh đi qua. Chúng ta biết đến điều này thông qua một danh sách được viết trên đất sét có ghi ngày tháng vào năm 687 TCN. Scholars gọi danh sách này là chúng tôi – tên của một vị thần được ghi trong bảng. Những chòm sao Babilon có nhiều nét tương đồng với những chòm sao mà ngày nay chúng ta biết đến, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Từ những văn bản khác nhau, các nhà sử học cho rằng những chòm sao này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, từ thời tổ tiên của họ là người Sumerians khoảng năm 2000TCN.
Xác minh nơi phát minh ra những chòm sao:
Nếu như Homer và Heriod đã đề cập đến những chòm sao Hoàng Đạo. Ta xem xét tập hợp các chòm sao trong danh sách của nhà thiên văn học Eudoxus (390TCN – 340TCN). Eudoxus được cho là học được những chòm sao từ những người thầy tu Ai Cập và giới thiệu nó cho người Hy Lạp. Ông đã công bố những chòm sao này trong 2 công trình Eloptron và Phaenomena. Cả 2 công trình này đều đã mất, nhưng Phaenomena vẫn tiếp tục sống mãi trong trường ca cùng tên của một học giả Hy Lạp khác là Aratus (315TCN – 245TCN). Phaenomena của Aratus đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về những chòm sao được biết đến bởi người Hy Lạp cổ đại.
Aratus được sinh ra ở Soli trong Cilicia tại bờ biển miền Nam mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ; ông học ở Athena trước khi làm cho tòa án của vua Antigonus của Maccedonia ở Bắc Hy Lạp. Tại đó, nhà vua yêu cầu ông viết tác phẩm Phaenomena vào khoảng năm 275TCN. Trong tác phẩm của mình, ông đưa ra 47 chòm sao như Nước (nay là chòm sao Bảo Bình) và Đám mây to. Aratus đã đặt tên 6 ngôi sao: Arcturus, Capella, Sirius, Procyon, Spica, Vindemiatrix. Ngôi sao cuối cùng trong số đó là đáng ngạc nhiên hơn cả, vì nó là ngôi sao sáng yếu hơn các ngôi sao trước, nhưng người Hy Lạp dựa vào nó để tính lịch thu hoạch nho.
Không khó để tìm ra nơi phát minh ra những chòm sao trong danh sách của Eudoxus và Aratus. Đầu tiên, Aratus không đưa ra các chòm sao phương Nam vì nó thường ở dưới đường chân trời tại vị trí ra đời các chòm sao. Do đó từ phạm vi các chòm sao được đưa ra có thể kết luận, nơi ra đời các chòm sao ở trên vĩ tuyến 35-36oB, tức là vùng Nam Hy Lạp, Bắc Ai Cập ngày nay.
Từ thực tế là cực của Trái Đất có chuyển động lắc lư từ Tiến động làm ảnh hưởng đến vị trí của các ngôi sao. Từ sự phân tích mới của Bradley Schaefer của trường ĐHQG Louisana kết luận những mô tả của Eudoxus tương ứng với vùng trời năm 1130 TCN. Khi đó, ta có thể kết luận các chòm sao trong danh sách của Eudoxus và Arates được phát minh bởi những cư dân sống ở Nam vĩ tuyến 36oB. Tại thời điểm đó, còn quá sớm khi nói đến nền văn minh Hy Lạp nhưng lại quá muộn khi nói đến văn minh Ai Cập. Tuy nhiên thời gian và không gian ở trên lại phù hợp cho vùng đất Babilon nơi mà tổ tiên của họ là Sumerian sống trên dải đất Mesopatamia là nơi phát minh ra các chòm sao vào khoảng năm 2000TCN.
Nhưng tại sao hệ thống các chòm sao của Eudoxus không đề cập đến tác động chuyển động của thiên cực? Như chúng ta đã đề cập, những chòm sao được mô tả bởi Eudoxus và Aratus trong Phaenomena tính từ vị trí thiên cực của 1000 năm trước đó. Bởi vậy, tại thời đại Aratus chuyển dịch vị trí của thiên cực trên thiên cầu nên các ngôi sao ở dưới vĩ tuyến 36oB. Chuyển động này của thiên cực chỉ được đề cập đến bởi Hipparchus (146TCN – 127TCN).
Giáo sư Archie Roy của trường ĐH Glassgow tranh luận về xuất sứ ra đời của các chòm sao không phải từ Babilon và Ai Cập mà đến từ một nền văn minh nào đó, mà ông đề xuất là Minoans trên đảo Crete và những hòn đảo lân cận ven biển Hy Lạp bao gồm Thera. Crete ở giữa vĩ tuyến 35o và 36oB và đế chế này tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 3000TCN đến năm 2000TCN.
Hơn nữa Minoans là nơi thường diễn ra những hoạt động tiếp xúc với Babylon qua Syria trong giai đoạn sớm. Từ đây chúng ta có thể kết luận nơi ra đời các chòm sao có thể từ Minoans.
Nhưng nền văn minh Minoans đã bị xóa vết từ khoảng năm 1700TCN bởi sự phun trào núi lửa từ hòn đảo Thera cách khoảng 120km về phía Bắc Crete. Đó là một thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử loài người. Giáo sư Roy cho rằng, người Minoans đã đem nó đến Ai Cập trước khi xảy ra thảm họa và trải qua khoảng 1000 năm sau đó được Eudoxus ghi lại.
Luận điểm của giáo sư Roy khá thuyết phục, đồng thời hầu hết các thần thoại về các chòm sao có gắn với Crete. Tuy nhiên nó không được chấp nhận do không có những chứng cứ hiện vật như hình ảnh hay mô tả nào về các chòm sao được tìm thấy ở Crete nên nó được cho là suy đoán thiếu căn cứ xác thực.
Nguồn gốc thần thoại về các chòm sao
Sau Artus, chúng ta chuyển sang xem xét đến Eratosthenes (276TCN – 194TCN), tác giả của Catasterisms. Ông là nhà khoa học Hy Lạp, làm việc cho Alexandria tại vùng sống Nile. Catasterisms kể về thần thoại 42 chòm sao riêng biệt và những ngôi sao chính. Một phiên bản của Catasterisms là một bản sao còn sót lại và chỉ là một bản tóm tắt viết vào một thời điểm chưa được xác định rõ và nó khẳng định rằng bản chính được viết bởi Eratosthenes.
Một nguồn khác, cũng kể về thần thoại các chòm sao là cuốn sách thiên văn học Poetic Astronomy của tác giả La Mã Hyginus được viết vào thế kỷ thứ II. Chúng ta không biết nhiều về Hyginus, thậm chí ngay cả cái tên đầy đủ của ông, nhưng chắc chắn ông không phải là C.Julius Hyginus – một nhà văn La Mã sống vào thế kỷ I TCN. Cuốn sách của ông cơ bản nói về các chòm sao trong danh sách của Eratosthenes, nhưng nó chứa đựng thêm nhiều câu chuyện bổ sung. Hyginus cũng viết một bản thần thoại tóm tắt có tên là Fabulae. Trong thời phục hưng và trung cổ, nhiều phiên bản của Hyginus được ấn bản.
Marcus Manilius, một học giả La Mã mà chúng ta biết rất ít thông tin về ông đã viết cuốn sách Astronomica vào khoảng năm 15 dựa theo Phaenomena của Aratus. Tuy nhiên, nó chứa đựng phần lớn là thuật chiêm tinh hơn là thiên văn học nhưng nó cũng cung cấp những thông tin nhất định về nguồn gốc thần thoại của các chòm sao.
Ngoài ra, trong thiên văn học cũng đề cập đến 3 tên tuổi khác mặc dù họ không phải là những nhà thiên văn học nhưng cũng góp phần tìm hiểu nguồn gốc tên gọi các chòm sao. Trước tiên là nhà thơ Ovid của La Mã (43TCN – 17) – người đã kể lại nhiều thần thoại trong cuốn sách Metamorphoses lý giải tất cả những biến đổi trong vũ trụ và Fasti – cuốn lịch La Mã. Apollonicus là một người Hi Lạp, người đã biên tập tóm lược gần như là một cuốn sách giáo khoa về thần thoại vào thế kỷ I TCN. Cuối cùng là nhà văn Hi Lạp Apollonicus Rhodius với Argonautica là một bản anh hùng ca ca ngợi Jason và Argonauts, được biên soạn trong gần 1/3 thế kỷ, chứa đựng nhiều câu chuyện thần thoại.
48 chòm sao của Ptolemy
Thêm vào đó, việc mô tả những ngôi sao bởi vị trí của chúng đã được sử dụng bởi Eratosthenes và Hipparchus. Như vậy, rõ ràng thời Hy Lạp cổ đại chú ý đến những chòm sao không phải đơn thuần là tập hợp những ngôi sao mà từ bức tranh gắn với bầu trời. Điều này có thể nhận ra rõ ràng hơn khi các ngôi sao có tên cụ thể, nhưng Ptolemy chỉ đặt tên 4 ngôi sao đã được dùng trong 4 thế kỷ trước là: Altair, Antares, Regulas, Vega.
Thật khó có thể nói hết vai trò của Ptolemy đối với thiên văn học, hệ thống những chòm sao mà chúng ta đang sử dụng ngày nay thực chất là của Ptolemy, được sửa đổi và mở rộng. Cả châu Âu và Ả Rập dùng nó trong trên 1500 năm. Từ trong cuốn sách Atlas Coelestic của nhà thiên văn học quý tốc John Flansteed xuất bản năm 1729 viết: “Từ thời Ptolemy đến chúng ta, những cái tên được ông sử dụng vẫn được tiếp tục sử dụng và học tập ở tất cả các nước, người Ả Rập luôn luôn sử dụng khuôn mẫu của ông và tên những chòm sao. Danh sách Latinh cổ đại và những ngôi sao cố định cũng được sử dụng trong danh sách của Corpernicus và của Tycho Brahe, những danh sách xuất bản bằng tiếng Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Anh cũng sử dụng. Tất cả những quan sát khoa học và chuẩn mực đều sử dụng chòm sao và tên ngôi sao theo khuôn mẫu của Ptolemy, và chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu xa rời chuẩn mực đó”.
Định danh Ả Rập
Sau thời đại Ptolemy, thiên văn học Hi Lạp trở lên lu mờ, bởi vào thế kỷ VIII, trung tâm thiên văn học di chuyển về phương Đông từ Alexandria sang Baghdad, nơi mà cuốn sách của Ptolemy được dịch sang tiếng Ả Rập với cái tên Almagest mà ngày nay chúng ta biết đến nó. Al-Sūfǐ (903-986) còn được biết đến với cái tên Latinh là Azophi là nhà thiên văn học Ả Rập lớn nhất giới thiệu phiên bản của ông về cuốn sách Almagest trong Book of the Fixed Stars (Cuốn sách về những ngôi sao cố định) giới thiệu nhiều ngôi sao được đặt tên Ả Rập.
Nhiều ngôi sao sáng được đặt tên Ả Rập, như Aldebaran mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng từ họ. Họ cũng có những hiểu biết rất khác từ người Hy Lạp, những ngôi sao riêng biệt thông thường để đại diện cho một động vật hay một con người. Ví dụ, ngôi sao α và β Xà Phu có tên Ả Rập là người chăn cừu và con chó của ông. Và nhiều ngôi sao khác có cái tên như lạc đà, linh dương, đà điểu, linh cẩu.
Nhiều cái tên Ả Rập của Al-Sūfǐ qua nhiều thế kỷ hiện nay không còn nữa. Nhiều ngôi sao khác được Al-Sūfǐ dịch trực tiếp của Ptolemy, ví dụ “miệng cá phương Nam”.
Một thành tựu nổi bật của thiên văn học Ả Rập là kính đo vị trí thiên thể, một phát minh tương tự phỏng cầu Hi Lạp, nhờ đó tính toán được vị trí của chúng trên thiên cầu.
Từ thế kỷ X, việc dịch công trình của Ptolemy được lan ra toàn châu Âu bởi sự xâm lược và thống trị của Ả Rập sang tiếng Latinh – ngôn ngữ của khoa học hiện nay. Tại Toledo có một bản dịch trong thế kỷ XII, từ đó lan khắp châu Âu, không chỉ toán học mà cả các khoa học khác, từ tiếng Hi Lạp được dịch sang tiếng Ả Rập, rồi từ tiếng Ả Rập dịch sang tiếng Latinh và được lan truyền ra toàn châu Âu vào thời trung cổ nên chứa đựng trong nó những ngôi sao bằng tiếng Ả Rập và tiếng Hi lạp.
Mở rộng 48 chòm sao của Ptolemy
Thời trung cổ, những cuộc thám hiểm được tiến hành ồ ạt, những nhà thiên văn học lái sự chú ý của mình đến những vùng mà bấy giờ chưa được đánh dấu trên thiên cầu nam do nó luôn nằm ở phía dưới đường chân trời ở thời Hi lạp cổ đại, với 3 tên tuổi nổi bật vào thời kỳ này là Petrus Plancius (1552-1622) – một giáo sư thiên văn học và bản đồ học người Hà Lan, với cái tên Latinh là Pieter Platevoet và 2 tên tuổi còn lại cũng là người Hà Lan là Petrus Theodorus hoặc Peter Theodore và Frederick de Houtman (1571-1627).
Do thám bầu trời phương Nam
Plancius theo chỉ dẫn của Keyser tiến hành những quan sát để điền vào những khu vực chống xung quanh thiên cực nam. Keyser đi trên con tàu Hollandia và Mauritius, 2 trong số 4 con tàu khởi hành từ Hà Lan trên hành trình buôn bán và thám hiểm vùng Đông Ấn và cập cảng Mađagaxca. Keyser là một con người khá thành thạo thiên văn và toán học. Học giả Hà Lan A.J.M.Wandes trong cuốn sách In the Realm of the Sun and stars đã miêu tả những quan sát của Keyser, sau đó được bàn giao lại cho Plancius. Keyser chết vào tháng 9/1596 trên hành trình tại Bantam (hiện nay là Banten – một địa danh gần Java). Danh sách của ông để lại gồm 135 ngôi sao được trao cho Plancius khi chuyến tàu này quay trở lại Hà Lan một năm sau đó. Đáng tiếc là có quá ít tài liệu nói về cuộc đời và sự nghiệp của Keyser, nhưng tên tuổi của ông đã được ghi danh trên bầu trời.
Những ngôi sao của Keyser được chia thành 12 chòm sao mới, nó xuất hiện lần đầu tiên trên quả cầu của Plancius và 2 năm sau đó là trên quả cầu của nhà bản đồ học Hà Lan Jodocus Hondius. Những ngôi sao này được chính thức công nhận bởi Johann Bayer – một nhà thiên văn học người Đức trong cuốn sách Uranometria xuất bản năm 1603, một bản đồ sao có giá trị hàng đầu khi đó. Những quan sát của Keyser cũng được xuất bản trong cuốn sách Rudolphine Tables của Johannes Kepler năm 1627. Đáng tiếc là bản thảo gốc của Keyser đã mất nên chúng ta không biết được liệu Keyser có phân loại những ngôi sao của mình thành 12 ngôi sao hay không hay là một người khác như Plancius.
Hạm đội Hà Lan, nơi mà Keyser là thuyền trưởng sau đó được trao cho nhà thăm dò Cornelis de Houtman, một trong những thủy thủ của ông là em trai ông là Frederick de Houtman – người đã giúp đỡ Keyser rất nhiều trong những quan sát của ông. Trong cuộc thám hiểm lần 2 vào năm 1598, Cornelis bị giết và Frederick bị bỏ tù ở phía Bắc Xumatra. Frederick đã tiến hành quan trắc và học tiếng Mã lai trong 2 năm bị cầm tù.
Từ danh sách những ngôi sao phương Nam của De Houtman, nó được chia thành 12 chòm sao thể hiện trên quả cầu của Plancius và Hondius, và được sử dụng bởi nhà bản đồ học Hà Lan Wiliem Janpzoon Blaeu được công bố vào năm 1603. Keyser và Houtman được cho là đồng phát minh của 12 chòm sao phương Nam mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.
Nhưng dù sao đi nữa, Plancius cũng phát minh ra một số chòm sao cho riêng mình, trong số đó là Thiên Cáp mà ông đưa ra gồm 9 ngôi sao mà trước đó Ptolemy đưa vào trong chòm sao Đại Khuyển, cùng với những chòm sao Kỳ Lân, Lộc Báo gồm những ngôi sao sáng khá yếu ớt mà không được liệt kê trong danh sách của Ptolemy.
Lấp đầy những lỗ hổng còn lại trên thiên cầu
Do độ chính xác trong các quan chắc thiên văn ngày càng được cải thiện mà những ngôi sao sáng yếu ớt được vẽ lên bản đồ sao, tạo điều kiện cho những nhà canh tân giới thiệu những chòm sao mới, thậm chí trên những vùng trời chưa từng được biết đến trong thời Hi lạp cổ đại. 10 chòm sao mới được giới thiệu vào cuối thế kỷ XVII bởi nhà thiên văn học Ba Lan Johannes Hevelius (1611-1687) đã lấp đầy những lỗ hổng còn lại trên thiên cầu Bắc. Chúng bao gồm những ngôi sao được ông ghi chép vào năm 1687 và được vẽ lên bản đồ sao kèm theo của ông mang tên Firmamentum Sobiescianum. Cả 2 đều được xuất bản sau khi ông qua đời vào năm 1690. Đặc biệt, Hevelius đã cố gắng quan sát bằng mắt thường, mặc dù những kính thiên văn thời bấy giờ là rất sẵn. Nhiều ngôi sao trong số đó sáng rất yếu ớt nhưng vẫn nhìn thấy được thông qua thị lực phi thường của ông. Trong số 10 chòm sao mà ông giới thiệu có 7 chòm sao được các nhà thiên văn học chấp nhận là:
và 3 chòm sao không được chấp nhận là Cerberus, Mons Maenany và Tam Giác Nhỏ.
Mặc dù các chòm sao phương Bắc đã đầy đủ, nhưng vẫn còn những lỗ hổng trên bầu trời phương Nam. Nó đã được điền đầy bởi nhà Thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille (1713-1762) trên đường đi thám hiểm Nam Phi năm 1750. Tại đó, ông dựng một đài quan sát thiên văn cỡ nhỏ tại mũi Hảo Vọng (nay là vùng Cape Town) dưới chân núi Table – một địa điểm để lại cho ông nhiều ấn tượng và sau này, ông đã lấy địa điểm này để đặt tên cho 1 chòm sao – chòm sao Sơn Án. Tại Mũi Đất, từ tháng 8/1751 đến tháng 7/1752, Lacaille đã quan sát được vị trí của gần 10000 ngôi sao, một việc làm đáng kinh ngạc trong một khoảng thời gian khá ngắn.
Sau khi trở về Pháp năm 1754, Lacaille đã giới thiệu một bản đồ sao phương Nam với Viện hàn lâm Hoàng gia Pháp, trong đó ông giới thiệu 14 chòm sao mới được ông đặt tên:
Một bản sao của nó được xuất bản trong Mémoires của Viện hàn lâm năm 1756 và nó nhanh chóng được các nhà thiên văn khác chấp nhận.
Trong khi phần lớn những chòm sao của Keyser và Houtman được đặt tên những loài động vật ngoại lai thì Lacaille lại đặt tên những chòm sao của mình để kỷ niệm những phát minh khoa học, hội họa, âm nhạc. Ngoại trừ chòm sao Sơn Án – tên trước đây của núi Table nơi mà ông thực hiện những quan sát. Danh sách đầy đủ của ông và một bản đồ sao với tên các chòm sao theo tiếng Latinh được xuất bản sau khi ông qua đời năm 1763 với tiêu đề Coelum Australe Stelliferum. Trong danh sách này, ông chia chòm sao Argo Navis – tên một con tàu thành 3 chòm sao: Thuyền Để, Thuyền Vĩ, Thuyền Phàm mà ngày nay chúng ta sử dụng.
Kể từ thời Lacaille về sau này, tất cả những ai cố gằng làm sai lệch các chòm sao đều không thành công, nhưng nhiều nhà thiên văn học vẫn cố gắng để thử. Rất nhiều chòm sao được nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode (1747-1826) giới thiệu trong bản đồ sao Uranogphia xuất bản năm 1801, nhưng chúng nhanh chóng bị lãng quên sau đó. năm 1899, nhà sử học Mỹ R.H.Allen đã viết trong sách Star Name and their Meaning: “Từ 80-90 chòm sao là được hiện nay ít nhiều được thừa nhận”.
Ấn định 88 chòm sao
Một thiếu sót lớn là vẫn chưa đưa ra ranh giới chung thống nhất giữa các chòm sao. Từ thời Bode, ông đã dùng những dấu chấm ngoằn nghoèo để phân định ranh giới giữa những chòm sao. Tuy nhiên nó không được thống nhất từ bản đồ này sang bản đô khác. Vấn đề đó chỉ được thống nhất qua một Hiệp hội Thiên văn học quốc tế (IAU).
Tại phiên họp toàn thể đầu tiên năm 1922, IAU đã chính thức chấp nhận danh sách 88 chòm sao bao trùm toàn bộ bầu trời mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. IAU trao trách nhiệm cho nhà thiên văn học người Bỉ Eugène Delporte (1882-1955) vẽ đường ranh giới giữa các chòm sao.
Để thuận tiện cho công việc của mình, nhà thiên văn học người Mỹ Benjamin Apthorp Gould (1824-1896) vào năm 1877 đã phân định ranh giới các chòm sao phương Nam trên tấm bản đồ Uranometria Argentina. Delporte vẽ ranh giới các chòm sao bằng đường thẳng theo đường xích kinh và xích vĩ của năm 1875. Ranh giới đó đảm bảo tất cả những ngôi sao biến đổi ở lại trong chòm sao trên đường di chuyển của chúng, Delporte đã sửa đổi một số đoạn của Gould, đặc biệt sử dụng đường chéo.
Công trình của Delporte, được IAU phê chuẩn năm 1928 và được xuất bản vào năm 1930 trong cuốn sách Délimitation Scientifique des Constellations – một hiệp ước quốc tế trong sự phân định ranh giới bầu trời mà tất cả các nhà thiên văn học quốc tế phải tuân theo.
Như vậy, những chòm sao bây giờ được quan tâm không phải là những ngôi sao riêng lẻ mà là một vùng trên bầu trời, tương tự như những quốc gia trên Trái Đất. tuy nhiên không giống như trên Trái Đất, bản đồ bầu trời là bất biến.
Giới Thiệu Lịch Sử Và Cách Phân Chia Các Cung Hoàng Đạo
Giới thiệu lịch sử và cách phân chia các cung Hoàng Đạo
Lịch sử các cung Hoàng Đạo ra đời
Trong chiêm tinh học hoặc đôi khi là thiên văn học, các cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360 o và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 30 o. Cung Hoàng Đạo được tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại từ những năm 1645 trước Công nguyên. Vòng tròn 12 Cung Hoàng Đạo hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn Mùa và 12 tháng. Các cung được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung có tính cách tương đồng với nhau.
Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa “Đường đi của mặt trời”. Theo phương Tây, vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy Lạp là Zodiakus Kyklos– “Vòng tròn của các linh vật.” Hiện nay, Hoàng đạo được coi là một xu hướng mới trong giới trẻ vì nó không hề mê tín mà khá đúng với thực tại.
Sự phân chia các cung Hoàng Đạo
Sự phân chia vòng tròn hoàng đạo ra làm 12 cánh, mỗi cánh một kí tự được hình thành bởi các nhà thiên văn Babylon cổ đại vào thiên niên kỷ 1 TCN. Mỗi cánh có độ quay 30 o tương ứng với một tháng trong lịch Babylon cổ. Các nhà thiên văn Babylon cũng đặt cho mỗi cung hoàng đạo một ký tự. Trong đó, cánh đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi. Dần dần sau này, Hoàng Đạo đã có ảnh hưởng lớn hơn vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Việc sử dụng Hoàng Đạo để tiên đoán về tính cách, sự nghiệp… vào thời kì này trở nên khá phổ biến. Nó có ảnh hưởng tới tận vào thời Trung Cổ sau này.
Ngày nay, Hoàng Đạo trở thành một phần của cuộc sống giải trí giới trẻ và đặc biệt phát triển mạnh trên các mạng xã hội như Facebook. Có thể nói mặc dù cũng có chút sai sót, song Hoàng Đạo thường phản ánh khá đúng sự thực.
Bốn nhóm nguyên tố Hoàng Đạo
Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung, phân ra 4 nguyên tố đã tạo ra của thế giới theo quan niệm phương Tây: đất, lửa, nước, khí. Cứ ba cung là được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung cùng chung nhóm luôn tương hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau. Điển hình là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.
Nguyên tố đất: Ma Kết, Thất Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.
Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng gan dạ.
Nguyên tố nước: Song Ngư, Cự Giải, Thiên Hạt. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.
Nguyên tố khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.
Mỗi nhóm nguyên tố này thường có một cung có tính chất của người thủ lĩnh. Đó là cung Bạch Dương (thủ lĩnh nhóm lửa), cung Ma Kết (thủ lĩnh nhóm đất), cung Cự Giải (thủ lĩnh nhóm nước) và cung Thiên Bình (thủ lĩnh nhóm Khí).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Ebooks Lịch Sử trên website Duhoceden.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!