Top 12 # Xem Nhiều Nhất Tiểu Thuyết Tình Yêu 12 Cung Hoàng Đạo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Duhoceden.com

Tứ Tiểu Thiên Hậu Tiểu Thuyết Ngôn Tình Trung Quốc

+Nhiên tình thiên hậu: Đồng Hoa

+Bi tình thiên hậu: Phỉ Ngã Tư Tồn

+Hiệp tình thiên hậu: Đằng Bình

Bút danh: Là một câu thơ cổ trong Kinh Thi (Xuất kỳ đông môn – Trịnh Phong), Phỉ là không phải, Ngã là ta, Tư là nhớ nhung hoặc là suy nghĩ, có nghĩa là “Tôi vẫn ở đây mà anh đã ở bên kia chân trời.” Điểm đặc biệt trong tính cách của cô là sự cố chấp, những thứ tốt đẹp mà mọi người đều thích thì riêng cô lại không thích. Cô cho rằng, hạnh phúc là ngắn ngủi nên phải nâng niu, trân trọng, chớ có lãng quên nó.

Là một cô gái cung Ma Kết, thích ăn bimbim, xem phim Hàn Quốc, uống nước cam, ăn hoa quả, thích con trai một mí và đi du lịch, đó đều là những sở thích không thể từ bỏ được. Thường xuyên nhìn dòng người xe qua lại ở nơi ồn ào, cảm nhận thế sự thay đổi, mọi chuyện đều hiện ra như những câu chuyện. Những tiểu thuyết tình yêu đã đọc và những bộ phim Hàn Quốc đã xem nhiều như sao trên sông Hằng, mơ ước lớn nhất là được nhìn thấy câu chuyện tình yêu hoàn mỹ do mình viết xuất hiện ở cửa hàng băng đĩa.

Phỉ Ngã Tư Tồn là một nhà văn hàng đầu viết về tình yêu đô thị của Trung Quốc, độ tuổi độc giả của Phỉ Ngã Tư Tồn ngày càng được mở rộng, được các độc giả nữ độ tuổi 8x đến 9x vô cùng yêu thích. Các sáng tác xoay quanh đề tài tình yêu nam nữ quen thuộc, nhưng những câu chuyện tình yêu của Phỉ Ngã Tư Tồn được gắn với những bối cảnh khá phong phú: cổ đại, thời cận đại (Dân Quốc) và hiện đại. Tiểu thuyết bối cảnh cổ đại tiêu biểu là “Đình không tĩnh lặng sắp muộn” (tạm dịch), tiểu thuyết bối cảnh thời dân quốc tiêu biểu là “Không kịp nói yêu em”, tiểu thuyết bối cảnh đô thị hiện đại tiêu biểu là series “Hẹn đẹp như mơ”. Phỉ Ngã Tư Tồn đã sáng tạo nên một phong cách tiểu thuyết tình yêu độc đáo đặc sắc – bi tình, và đã ảnh hưởng tới thị hiếu đọc tiểu thuyết tình yêu thanh xuân trong những năm gần đây. Từng dùng bút danh Tư Tồn, lại có bút danh Phí Tiểu Tồn. Năm 2005 chính thức bản bộ tiểu thuyết đầu tiên. Cô là tác giả của 18 bộ tiểu thuyết, 7 bộ đã được chuyển thể thành phim truyền hình dài tập; ngoài nghề nghiệp chính là nhân viên tài vụ, cô còn là tác giả chuyên mục của tạp chí dành cho nữ giới Cinderlla và tạp chí Yule, đã từng đăng tiểu thuyết trên nhiều tạp chí nổi tiếng như Công chúa, Nam Phong, Người đẹp đô thị, Tiểu thuyết tình yêu, Huyền Vũ ký… Phỉ Ngã Tư Tồn đã khẳng định vị trí của mình trong giới văn học trẻ Trung Quốc bằng phong cách sáng tác “bi tình” rất đặc trưng.

(Nhật báo Hồ Bắc – thực hiện: Vương Hiểu Anh)

Phỉ Ngã Tư Tồn, nhân vật dẫn đầu của dòng tiểu thuyết tình cảm Trung Quốc. Ra mắt 8 năm, xuất bản 20 tác phẩm, phụ trách 3 chuyên mục tạp chí, 2 bộ tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, 11 bộ khác liên tiếp được dựng thành phim truyền hình, bao gồm hai bộ phim ăn khách năm 2011 “Thiên sơn mộ tuyết”, “Không kịp nói yêu em”.

Lần đầu tiên gặp gỡ Phỉ Ngã Tư Tồn là ở hội thảo phát triển và phồn vinh tiểu thuyết mạng tại Hồ Bắc. Cô mặc áo choàng với tóc quăn, trang điểm khéo léo, áo thêu hoa màu ngà cùng váy dài, mang lại hơi thở của sự tinh tế và thời thượng. Trên thực tế, với vị trí là một tác giả mạng được yêu thích của Hồ Bắc, cô rất có tiếng nói tại hội thảo, nhưng cô lại ngồi bên chiếc bàn hình bầu dục, im lặng lắng nghe. Giờ cơm trưa, cô ngồi bên cạnh tôi. Thật khó để hình dung một cô gái làm nghề kế toán lại trở thành người mở đường cho dòng tiểu thuyết ngôn tình. Tôi hỏi cô vì sao lại bước chân vào con đường văn chương này. Cô hồn nhiên đáp lời, tôi thấy viết tiểu thuyết rất vui. Lại hỏi tiếp, vì sao lại viết tiểu thuyết tình yêu? Cô cười to rồi nói, tôi mong các cô gái đều từ trong sách mà thấy được sự ấm áp và tốt đẹp của tình yêu. Tôi không nhịn được lại hỏi tiếp, cô vẫn tin cái xã hội điên cuồng vì vật chất này còn tồn tại tình yêu chân chính sao? Cô mở to mắt, kêu lên, đương nhiên là tin rồi, cô không tin sao?

Tôi tự nhiên thích Phỉ Ngã Tư Tồn, vì cô không đao to búa lớn mà nói rằng viết văn vì muốn đào sâu để thấu hiểu nhân tính gì đó, cũng không nêu cao chủ nghĩa này chủ nghĩa kia. Cô chỉ thấy sáng tác rất thú vị, nên mới viết không biết mỏi mệt. Có những hôm cả ngày chỉ ngủ không đến năm tiếng, viết đến nỗi xương cổ đau đến nỗi trời đất quay cuồng, còn có lúc, viết xong một vạn hai nghìn chữ thì chạy vào nhà vệ sinh nôn mửa. Ba mẹ cô đều khuyên, sao phải khổ thế, đừng viết nữa. Nhưng cô vẫn viết. Cứ như vậy, ra mắt 8 năm, cô đã cho ra đời 20 bộ tiểu thuyết, phụ trách 3 chuyên mục tạp chí, 2 bộ tiểu thuyết đã chuyển thể thành phim điện ảnh, 11 bộ khác được chuyển thể thành phim truyền hình, như phim ăn khách năm 2011, “Thiên sơn mộ tuyết”, “Không kịp nói yêu em”. Nghe nói mỗi buổi kí tặng sách của cô, người đến ào ào lũ lượt. Có một lần ở Thượng Hải, người hâm mộ của cô đứng kín từ lầu 4 xuống lầu 2. Truyện của cô chuyển thể thành phim truyền hình, biên tập kịch bản, trợ lí biên kịch đến người hóa trang đều là fan của cô ấy. Biết được chuyện này, cô không khỏi ngại ngùng hỏi: “Thật à, thật sự có nhiều người như vậy đọc sách của tôi sao?”.

Nhìn Phỉ Ngã Tư Tồn, tôi không thấy cái vẻ ngạo mạn của một tác giả được yêu thích, mà cô chỉ khiêm tốn đáp lời. Khi tôi nói tôi chuẩn bị đưa cô ấy vào chuyên mục “Nhà văn Hồ Bắc viết về các nhà văn”, cô rất kinh ngạc nói với tôi rằng: “Sao lại đưa tôi vào chuyên mục đó, những tác giả ở Hồ Bắc giỏi hơn tôi vẫn còn rất nhiều mà”. Niềm yêu thích Phỉ Ngã Tư Tồn khiến tôi dù bận rộn thế nào cũng dành thời gian đọc tiểu thuyết của cô. Tôi cho rằng, tài hoa của cô còn cao hơn An Ni Bảo Bối một bậc. Đề tài đa dạng, đô thị hiện đại có, dân quốc có, lịch sử có. “Hẹn đẹp như mơ” là tác phẩm mở đầu của tiểu thuyết tình yêu đô thị, “Không kịp nói yêu em” xứng danh là điển hình của tiểu thuyết ngôn tình lịch sử, “Đình không tĩnh mịch xuân sắp muộn” được ca tụng như là một tác phẩm văn học kinh điển cổ đại. Khác với cái lạnh trong tiểu thuyết của An Ni Bảo Bối, tình yêu trong những tác phẩm của cô đều mang sắc thái ấm áp, tuy rằng kết cục đều rất bi ai. Bởi Phỉ Ngã Tư Tồn tin chắc rằng, từ xưa đến nay tình yêu đều thuần khiết và ấm áp. Bởi trong cõi hồng trần rối ren phức tạp này, vẫn luôn có nơi dành cho những cô gái nhỏ cuồng si.

Trương Ái Linh trong “Tin đồn” từng cảm khái: “Những người lớn lên giữa đô thị như chúng ta đều là xem tranh vẽ biển trước rồi mới nhìn thấy biển, đọc truyện tình yêu trước rồi mới biết yêu”. Thật may mắn là trong cái xã hội mà tình yêu chân chính ngày càng trở thành chuyện lạ hiếm gặp này, còn có tiểu thuyết của Phỉ Ngã Tư Tồn không chôn vùi những giấc mộng đẹp về một tình yêu đẹp như mơ của bao nam thanh nữ tú vào chốn địa ngục tuyệt vọng. Cứ như vậy, cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ biết bao, cảm động và ngập tràn hi vọng.

(Đào Bảo Ninh dịch)

Các tác phẩm:

5, Hẹn đẹp như mơ ( 佳期如梦): Vưu Giai Kỳ, Nguyễn Chính Đông, Mạnh Hòa Bình [Quảng Văn đã xuất bản]

12, Cảnh năm biết bao lâu ( 景年知几时) : Diệp Cảnh Tri, Lục Dữ Giang, Trì Phi Phàm

15, Hoa nhan ( 花颜 ): Tập đoản văn

16, Minh mị ( 明媚 ): Tập đoản văn

17, Ánh sao lấp lánh ( 星光璀璨): Dư Văn Hân, Phí Tuấn Vỹ, Lương Giang [Quảng văn đã mua bản quyền]

18, Mê vụ vi thành ( 迷雾围城 ): Dịch Liên Khải, Tần Tang [Quảng văn đã mua bản quyền]

Trang web, blog chính thức:

chúng tôi / bbs

http://weibo.com/fwsc

1. Các nhân vật trong truyện của chị đa phần đều rơi vào bi kịch. Điều gì đã chi phối khuynh hướng sáng tác của chị? (Độc giả Four – leaf Clover)

PNTT: Lạc quan. Chính bởi vì tôi rất lạc quan với cuộc sống nên tôi mới viết bị kịch. Tôi cảm thấy mọi bi kịch xảy ra trong tiểu thuyết là được rồi, trong hiện thực cuộc sống nên an lành và bình lặng.

PNTT: Không có đâu, thực ra tôi rất lạc quan về tình yêu và cuộc sống, chính bởi vì bản thân mình lạc quan nên tôi mới mang toàn bộ tâm trạng bi quan vào trong tiểu thuyết! Mỗi lần viết tiểu thuyết bi kịch tôi đều cảm thấy rằng, so với các nhân vật trong đó thì tôi sống rất hạnh phúc. Ha ha.

3. Nhiều độc giả gọi chị là “mẹ kế” của nhân vật vì chị thường đẩy nhân vật của mình vào bi kịch? Chị nghĩ thế nào về nickname này? (Độc giả Hà Phương)

PNTT: Đúng thế, ý của độc giả là “Sao chị còn ác hơn cả mẹ kế thế… dù sao thì đó cũng là tác phẩm chị viết cơ mà”. Có điều bây giờ tôi quen với nick name này rồi, cảm thấy cũng thích lắm!

4. Nhiều độc giả cho rằng chị và một số tác giả khác như Tân Di Ổ đã bi kịch hóa cuộc đời, dìm số phận nhân vật của mình vào nỗi đau thương. Vậy nên, đọc quá nhiều những câu chuyện như thế sẽ khiến độc giả bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống. Một số khác thì cho rằng, truyện buồn cho độc giả những giây phút lắng đọng rồi hướng người ta đến sự lạc quan yêu đời, bởi thấu hiểu càng nhiều mất mát, người ta càng trân trọng những gì mình đang có. Vậy theo chị, ảnh hưởng của các tác phẩm của chị sẽ nghiêng vềý kiến nào? (Độc giả Tiểu Châu)

PNTT: Tôi thấy giống ý kiến thứ hai hơn, bởi vì trong tiểu thuyết có nhiều số mệnh bi thảm như thế nên chúng ta mới nhận ra rằng, nên quý trọng cuộc sống của mình, quý trọng tất cả mọi thứ mà mình có.

5. Giả sử tác giả là Giai Kỳ, và Mạnh Hòa Bình cùng Nguyễn Chính Đông đều sống, đều yêu Giai Kỳ hơn cả mạng sống của mình thì tác giả chọn Mạnh Hòa Bình hay Nguyễn Chính Đông? Vì sao? (Độc giả Yukomaro)

PNTT: Đây là một mệnh đề giả sử, nếu Nguyễn Chính Đông không phải sớm muộn cũng chết thì Giai Kỳ sẽ không bắt đầu với cậu ấy. Nếu không có bắt đầu vậy thì cũng không thể có về sau, vì thế đây là một mệnh đề giả sử mãi mãi không có câu trả lời.

6. Trong bảy cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim của chị là “Đình không tĩnh lặng xuân sắp muộn” ,”Không kịp nói yêu em”, “Thiên sơn mộ tuyết”, “Giai kỳ như mộng”, “Gấm rách”, “Đông cung”, “Mê vụ vi thành”, xin hỏi chị hài lòng nhất với bộ phim nào? (Độc giả Jini)

PNTT: Trong năm bộ phim truyền hình trên tôi đều có chỗ hài lòng và có chỗ không hài lòng. Ví dụ, trong “Giai Kỳ như mộng” tôi rất hài lòng với một số chi tiết thế nhưng cũng không vừa ý với một số chi tiết bị thay đổi. Còn trong “Không kịp nói yêu em” tôi lại rất vừa lòng với một số chi tiết được cải biên, cảm thấy những chi tiết đó không thể diễn đạt bằng những con chữ trong tiểu thuyết được, tuy nhiên một số hoạt cảnh thay đổi ở tình tiết khác lại thấy không cần thiết. Có điều trên thế giới này chẳng có điều gì thập toàn thập mỹ cả, bất cứ tác phẩm nào cũng có sạn, không thể hoàn thiện hết được. Giống như năm cuốn tiểu thuyết này, sau khi viết xong và nhìn lại, có chỗ tôi cảm thấy vô cùng hài lòng, cũng có chỗ khiến tôi cảm thấy không thể nào hài lòng được, vì thế không có khái niệm vừa lòng nhất. Cảm ơn.

7. Bi kịch là bày ra trước mắt bạn những điều tốt đẹp, rồi xé nát từng chút một, bạn nhìn nó sụp đổ bị hủy diệt, mất dần hình thể, nhưng không có cách nào vãn hồi”. Tôi cảm thấy câu này rất phù hợp để miêu tảcác tác phẩm của Phỉ Ngã Tư Tồn. Liệu đó có phải là tôn chỉ viết tiểu thuyết của Tư Tồn không? Phỉ Ngã Tư Tồn được coi là Bi tình tiểu thiên hậu trong tứ tiểu thiên hậu của tiểu thuyết ngôn tình, Tư Tồn có quan điểm như thế nào về cái tên này?

PNTT: Không phải, thực ra tôi có viết tiểu thuyết đại đoàn viên, ví dụ như “Cảnh niên tri kỷ thời”. Thực ra, tôi cảm thấy mình không thể coi là bi tình, càng không thể gọi là thiên hậu. Đây chỉ là nickname mọi người yêu quý tặng cho tôi thôi. Tôi hi vọng mình là một người viết văn, những cuốn sách mình viết ra sẽ được mọi người đón nhận, đây là mong muốn lớn nhất của tôi

Là nữ nhà văn trẻ nổi tiếng, còn có bút danh khác là Trương Tiểu Tam, một trong Tứ tiểu thiên hậu của tiểu thuyết ngôn tình – Nhiên tình thiên hậu. ” Ngòi bút thản nhiên mà thấm thía, đau đến nhói tim, cháy lòng cùng câu chuyện”. Các tác phẩm đã xuất bản: Bộ Bộ Kinh Tâm(步步惊心) [Tháng 4/2006, tái bản T6/2006, tái bản lần 2: T2/2009], Đại Mạc Dao(大漠谣) [ Tháng 11/2006, tái bản: Tháng 3/2012], Vân Trung Ca (云中歌) [ Tập 1: Tháng 9/2007, Tập 2 + Bookmark, Poster của Eno: Tháng 2/2008, Tập 3 + Bookmark, Poster của Eno: Tháng 4/2008], Bí Mật Bị Thời Gian Vùi Lấp (被时光掩埋的秘密) [Tháng 12/2008] , Chúng ta không thể quay lại thời niên thiếu đó (那些回不去的年少时光)[ + Poster Tháng 1/2010], Từng hứa hẹn (曾许诺) [Tháng 2/2011], Từng hứa hẹn – thương(曾许诺·殇) [Tháng 5/ 2011 + Bookmark]. Các tác phẩm được chuyển thể thành film: Bộ bộ kinh tâm (diễn viên chính: Lưu Thi Thi, Ngô Kỳ Long, Trịnh Gia Dĩnh), Đại Mạc Dao ( Lưu Thi Thi, Hồ Ca, Bành Vu Yến), Vân Trung ca (?), Bí mật bị thời gian vùi lấp (Trương Quân Ninh, Chung Hán Lương, Giả Nãi Lương). Ngày 21/11/2011, Đồng Hoa có mặt trong ‘Danh sách các nhà văn giàu nhất Trung Quốc lần thứ 6’ với thu nhập 2,9 triệu NDT (~ hơn 9,57 tỉ VNĐ @@!!!) từ tiền mua bản quyền của “Bộ Bộ Kinh Tâm”, được độc giả quan tâm rộng rãi.

Sinh ra ở vùng Tây Bắc, cô tốt nghiệp đại học Bắc Kinh và công tác tại Ngân Hàng Thẩm Quyến – Trung Quốc, sau này chuyển đến California, Mỹ, học thạc sĩ kinh tế và hiện đang định cư ở New York cùng với chồng.

Một số nhận xét:

” Tôi yêu thích Đồng Hoa đã lâu rồi. Có rất nhiều tác giả viết về tình yêu, người khiến tôi cảm động cũng không phải ít, người khiến tôi đau lòng cũng có nhiều, nhưng khiến tôi đọc mà rung đọng tới tận linh hồn thì chỉ có mình cô mà thôi.” – Viên Viên (Chủ biên tạp chí ‘Phụ nữ hiện đại’)

” Hoặc cổ hoặc kim, nhân vật nữ chính dưới ngòi bút của Đồng Hoa luôn mang đến cho người đọc cảm giác thoải mái, theo đuổi sự độc lập trong sự nghiệp cùng sự bình đẳng trong tình yêu, đây cũng chính là điều phụ nữ hiện đại chúng ta mong mỏi. Một tác giả có ‘cơ sở độc giả’ như vậy, muốn không nổi tiếng cũng khó.” – Trương Tịnh (Biên tập viên cao cấp ‘Tạp chí Rilay’)

Các trang web, blog,…:

http://t.sina.com.cn/xiaosanju

http://blog.sina.com.cn/xiaosanju http://32824.jjwxc.net http://tonghua.uueasy.com http://page.renren.com/tonghua

3,Đằng Bình: 藤萍

Là cô gái tài năng của Đại học Luật Trung Sơn, giành giải nhất cuộc thi viết tiểu thuyết lãng mạn “Hoa và mộng” năm 2000, các tác phẩm sau đó luôn nằm trong bảng xếp hạng các cuốn sách có doanh thu cao nhất. Cô là cây bút xuất sắc với giọng văn trau chuốt và trong trẻo, những câu chuyện của cô như phép màu cuốn hút độc giả. Đằng Bình, Đồng Hoa, Mị Ngữ Giả, Phỉ Ngã Tư Tồn được độc giả gọi là “Tứ tiểu thiên hậu” của tiểu thuyết ngôn tình. Được nhận xét: “Ngay cả khiếm khuyết cũng lung linh tươi đẹp tuyệt trần”:

Tên thật: Diệp Bình Bình

Danh xưng: Hiệp tình thiên hậu

Cầm tinh con: Gà

Nhóm máu: O

Chòm sao: Nhân Mã

Chỗ ở hiện tại: Hạ Môn

Sở thích: Phích lịch binh tiển, các bài hát, tiểu thuyết online, thơ ca, hoạt hình, truyện tranh, chat, …v..v…

Tác phẩm tiêu biểu: Tình tỏa hệ liệt, Cửu công vũ hệ liệt, Trung Hoa dị tưởng tập hệ liệt,…

Tự nhận xét: Là một người lười biếng

Món ăn ưa thích: Nấm, mộc nhĩ, ớt xanh, dưa hấu, khoai tây, đu đủ, kem, vv…vv…

Bài hát ưa thích: Các bài hát trong ‘Phích lịch binh tiển’

Tác phẩm:

Hệ liệt Tình tỏa: Tỏa cầm quyển, Tỏa đàn kinh, Tỏa tâm ngọc [Edit], Vô thi

Hệ liệt Cửu công vũ: Thái thốc giác vũ, Quân thiên vũ, Cổ tẩy trưng vũ, Nam lữ vũ vũ, Tự phong sư nhạc vũ, Thái hòa vũ, Tống thần vũ, Hương sơ thượng vũ, Tử cực vũ [Convert]

Hệ liệt Thâp Ngũ ti hồ tế: Nhân ngẫu, Kết tóc, Huyết vô sắc

Hệ liệt Trung hoa dị tưởng tập: Bụng ngựa, Chu nga, Ngư phụ, Quốc tuyết

Hệ liệt Cát tường vân liên hoa lâu: Chu Tước, Huyền vũ, Thanh Long và Bạch Hổ

Hệ liệt Hồ mị thiên hạ: bán nhật khuynh thành, Hồ yêu công tử, Thần vũ y quan, Cố sơn cũ lữ, Không đáng thiên nguyện, Hai nơi trầm ngâm.

Hệ liệt hư cấu tổ dị văn lục: Phúc họa sớm chiều, Danh đao toan nghê, Phong sương thu vũ, Đào nở bốn mùa

Hệ liệt Dạ hành: Giảo, Ao tào, Kiếm, Tán, Chưng phát

Bản in lẻ

Mê điệt

Yêu tự nhiên co dãn

Sương từ nay trắng

non sông quý báu

Rể hiền

Thanh thủy nhã nhiên

Thiện · biến

Ích thiên

Họa phiến

Ký sự bản

Ô y môn

Quỷ khiếu

Độc thụ

Ngươi nguyện ý sủng ái gì cũng tốt

Tiểu cô nương gặp được đại hoàng tử

Các trang web, blog…

http://blog.sina.com.cn/tengping1127 http://t.sina.com.cn/tengping1127藤萍微博 http://www.xiaolou.lmparty.org/dwbbs/search.php?authorid=61 http://118739.jjwxc.net

Nhà văn chuyên viết tiểu thuyết cho nữ, được mệnh danh là “Nùng tình thiên hậu” của giới tiểu thuyết. “Giữa thế thời hỗn loạn, một chuyện tình nồng nàn say đắm, vậy mà khiến người ta không cách nào đối diện”: Các tác phẩm nổi tiếng: Y hương tấn ảnh hệ liệt, Phượng huyết trường ca hệ liệt, Đế vương nghiệp…

Một số tác phẩm

Giữa đôi bờ tịch mịch [IPM đã mua bản quyền]

– Lạc mất tâm:

– Lau sậy ký:

– Tố Tình:

– Trở lại cùng hồng tụ: [Edit]

– Tư Như Mộ:

Các trang web, blog…

http://weibo.com/meiyuzhe1 http://blog.sina.com.cn/meiyuzhe1

13 Tiểu Thuyết Song Ngữ Anh

Bộ Ebook ” 13 Tiểu Thuyết Song Ngữ Anh – Việt Thần Thánh ” tập hợp những cuốn tiểu thuyết kinh điển,nổi tiếng và hay nhất mọi thời đại đã được biên dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên toàn thế giới, trong đó tiếng việt cũng không ngoại lệ. Bộ 13 tiểu thuyết này đã được dịch ra và hơn cả những câu chuyện thông thường, những cuốn sách này còn được các trung tâm đào tạo giao tiếp tiếng anh ưu tiên dùng để giúp các bạn học sinh tăng vốn từ vựng, cấu trúc câu và năng lực giao tiếp.

13 Cuốn tiểu thuyết song ngữ đình đám này, là những quyển nào?

1. ALICE IN WONDERLAND

Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) là một cuốn tiểu thuyết của tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson (Lewis Carroll). Xuyên suốt nội dung câu chuyện là giấc mơ về cuộc hành trình của cô bé Alice vào xứ sở diệu kỳ với vô vàn bất ngờ, lạ lẫm. Những sự phiêu lưu kỳ thú này là một điều tuyệt vời để chúng ta học tiếng anh với nhiều tình tiết sinh động và kỳ thú.

2. DON QUIXOTE

Don Quixote là cuốn tiểu thuyết được cho là “hay nhất mọi thời đại, được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh Thánh”. Ẩn sâu hình ảnh chàng hiệp sĩ Đôn Ki hô tê với những suy nghĩ hão huyền là một bức tranh hiện thực Tây Ban Nha với đầy những ý phê phán từ tác giả. Chính vì vậy mà chúng ta không thể bỏ qua nó trong việc chinh phục tiếng anh của mình qua bộ tiểu thuyết có 1 không 2 này.

3. GONE WITH THE WIND

G one with the wind (Cuốn theo chiều gió) là một cái tên không còn xa lạ với các bạn đọc cũng như “mọt phim”. Tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời và câu chuyện tình yêu đầy thăng trầm của nàng Scarlett O’Hara – một tiểu thư xinh đẹp trong gia đình địa chủ ở miền Nam nước Mỹ. Bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách này cũng trở thành một tác phẩm kinh điển, một tượng đài trong nền điện ảnh nước Mỹ. Không còn chần chữ gì nữa, đây cũng là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời để chúng ta lựa chọn để cải thiện vốn tiếng anh của mình.

4. GRIMM’S FAIRY STORIES

Chắc chắn, tuổi thơ của chúng ta đều gắn với ít nhất một trong những cái tên: Cô bé lọ lem, Người đẹp ngủ trong rừng, Chó sói và bảy chú dê con, Hoàng tử ếch…. Đây là những câu chuyện mang tính giáo dục cao, hướng người ta theo cái thiện. Và ít ai biết rằng, những mẩu chuyện ấy đều nằm trong kho tàng truyển cổ Grim – Grimm’s fairy stories – tuyển tập văn học dân gian nổi tiếng của Đức. Với 60 câu chuyện khác nhau, mỗi câu chuyện là một cuộc phiêu lưu kỳ thú vào thế giới thần kỳ, chắc chắn là là những tài liệu học tiếng anh bổ ích cho tất cả chúng ta.

Pinocchio – chú người gỗ mũi dài là một nhân vật khá quen thuộc với tuổi thơ chúng ta. Được tạo ra bởi người thợ mộc già Mister Geppetto tại miền quê nước Ý xa xôi, chú rối gỗ Pinocchio mơ ước trở thành một cậu bé bằng xương bằng thịt. Cậu thường hay nói dối và bịa đặt ra những câu chuyện vì nhiều lý do khác nhau và mỗi lần như vậy, mũi cậu bé lại dài ra đôi chút. Câu chuyện đáng yêu, từ ngữ cũng khá đơn giản vì đặc thù là truyện cho thiếu nhi, sẽ là một tác phẩm hay để bạn chọn lựa.

Pride and Prejudice ( Kiêu hãnh và định kiến) là tác phẩm nổi tiếng trong văn học nước Anh. Câu chuyện nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật chính là Elizabeth Bennet, cô gái trẻ 20 tuổi, là tiêu thư một gia đình trung lưu. Nội dung chính kể về sự đối đầu và sau này trở thành cuộc tình giữa Elizabeth và Fitzwilliam Darcy, thuộc tầng lớp địa chủ. Tựa truyện nói về sự kiêu hãnh và các định kiến trong mối quan hệ của họ. Nếu bạn là fan của những câu chuyển tiểu thuyết về tình yêu thì cuốn truyện này là một lựa chọn tuyệt vời để học tiếng anh.

Sự đặc biệt của tiểu thuyết này là nhân vật chính – một chú chó tên Buck. Buck tuy đã được thuần hóa, cưng chiều nhưng sau khi bị bắt cóc khỏi trang trại, trở thành chó kéo xe, chú chó bắt đầu phải bắt đầu thích nghi với cuộc sống cực khổ, đấu tranh cho sinh tồn. Sau một lần đi săn, chứng kiến cảnh hoang tàn, đẫm máu với người chủ Buck hết mực trung thành, tình cảm trong chú bỗng trở thành nỗi đau, khiến Buck trở nên hoang dã hơn bao giờ hết. Với cuốn tiểu thuyết này, bạn sẽ được đưa qua những miền đất hoang sơ, những cuộc chinh chiến, những cực khổ của dây cương, đường mòn…

Mật mã Da Vinci là một trong số các đầu sách bán chạy nhất thế giới với trên 40 triệu quyển được bán ra và dịch sang 44 thứ tiếng. Nội dung tiểu thuyết xoay quanh âm mưu che giấu sự thật về chúa Giê-su của Giáo hội Công giáo. Đây sẽ là một lựa chọn hàng đầu cho những bạn ưa thích thể loại giật gân, trinh thám.

Gatsby vĩ đại cũng là một cái tên không hề kém cạnh trong kho đồ sộ những tiểu thuyết kinh điển. Tiểu thuyết xuyên suốt cuộc đời đầy thăng trầm của Jay Gatsby – một đại gia giàu có điển hình của xã hội Mỹ những năm 20 thế kỉ trước qua lời tự sự chân thực và đầy tình cảm của anh bạn hàng xóm Nick Carraway. Tuy nhiên, một điều đáng trân trọng là Gatsby đi lên từ hai bàn tay trắng, có quá khứ đen tối cùng một tình yêu bí ẩn. Ngài đã chạm tay đến đỉnh vinh quang nhưng cuối cùng lại mất đi tất cả và trở về với cát bụi…

Harry Potter là tên của bộ truyện (gồm bảy phần) của nữ nhà văn nước Anh J.K.Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu phù thủy của cậu bé Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger, lấy bối cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh.

11. BỘ THÁM TỬ CONAN

Truyện tranh Conan: bộ truyện tranh không thể không nhắc đến với tuổi thơ của các bạn trẻ. Hẳn ai cũng đã từng say mê đọc những câu chuyện đầy bí hiểm, những chi tiết hồi hộp, gay cấn trong truyện. Còn gì tuyệt vời hơn khi sống lại những năm tháng tuổi thơ với bộ truyện song ngữ Conan, không những thế lại là bộ truyện song ngữ Anh – Việt.

Đây là một bộ truyện tranh tuyệt vời của nhật bản, xoay quanh các nhân vật doremon, nobita, xuka, dekhi, chaien, xeko. Mỗi mẫu chuyện là những câu chuyện thú vị, cuốn hút với những biến hóa của cỗ máy thời gian. Thật tuyệt vời khi dùng bộ sách này để học tiếng anh.

Câu chuyện kể về chủ vịt tinh nghịch Donald, với những mẩu chuyện hấp dẫn, kỳ thú, chắc chắn sẽ giúp chúng ta học tiếng anh thành thạo.

2 . CLICK LINK DOWNLOAD DOREAMON TẠI ĐÂY. 3 . CLICK LINK DOWNLOAD CONAN TẠI ĐÂY. 4 . CLICK LINK DOWNLOAD DONALD VÀ BẠN HỮU TẠI ĐÂY.

Truyền Thuyết Về 12 Cung Hoàng Đạo

[img]

[/img]

Vua xứ Thebes được hoàng hậu sinh hạ hai người con nhưng trái tim lại say đắm nàng Ino, người xinh đẹp đến mức nhà vua quyết định ly hôn và sắc phong Ino làm hoàng hậu mới. Người mẹ kế Ino rắp tâm từ bỏ hoàng tử Phrixus và công chúa Helle bằng một lời tiên tri độc ác rằng họ sẽ bị sát hại. “Mùa màng thất bát là dấu hiệu nổi giận của Zeus. Cần phải hy sinh cả hai trước mũi kiếm để làm hài lòng Zeus”. Vua và tất cả dân chúng đều tin vào lời tiên tri độc ác nọ, họ quyết định hy sinh hai đứa trẻ. Từ trên cao, Zeus thấy thương tình bèn gửi một chú cừu vàng có khả năng bay rất nhanh xuống cứu họ. Bộ lông vàng của chú cừu đực này về sau trở thành báu vật khuynh thành của vương quốc Colchis, nơi hai anh em được che giấu suốt đời thoát khỏi Ino. Chính vì bộ lông ấy mà Jason, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã tìm kiếm trong suốt hành trình truy tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng của mình, được kể rất kỹ trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ tàu Argo.

Kim Ngưu (Taurus – Con Trâu) (21/4 – 20/5)

[img]

[/img]

Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa, con gái một vị vua của Phoenicia đang nhổ cỏ cạnh bờ sông thì một con trâu trắng( có truyện thì nói là con bò trắng) to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú trâu, Europa quên hết cả cẩn trọng, liền ngồi lên lưng. Bất thình lình, chú trâu đực nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền. Chú trâu ấy, kỳ thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là châu Âu ngày nay.

Song Tử (Gemini – Sinh Đôi) (22/5 – 21/6)

[img]

[/img]

Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác. Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của Zeus vua cha, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc “Hãy để con chết thay Castor, thưa cha!”. Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng, ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình bạn, tình anh em.

Cự Giải (Cancer – Con Cua) (22/6 – 23/7)

[img]

[/img]

Con cua trong chòm Cancer vốn là bạn của quái vật biển cả Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai chiến công của Hercules thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên. Lần này Heracles buộc phải xóa sổ thế giới của Hydra ở Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Heracles, lần lượt từng cái đầu ghê sợ ấy bị Heracles cắt cho đến khi, đối với Hydra, tình thế thật là thê thảm. Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc “Bạn Hydra của ta khổ quá!” và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Heracles. Nhưng trước người anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hy Lạp, chẳng có cơ hội nào cho chú cua cả, và chú bị chế ngự ngay lập tức. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa bức tranh ba nhân vật lên thành một chòm sao trên thiên đàng.

Sư Tử (Leo) (24/7 – 23/8)

[img]

[/img]

Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp, nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea. Với cung tên và thanh kiếm của mình, Hercules đã tấn công con quái vật ngay khi nó xuất hiện trước chàng. Thế nhưng, kẻ thù vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Nhưng cuối cùng, chú sư tử siêu phàm nọ cũng không là ngoại lệ trước sức mạnh và khả năng chiến đấu tuyệt vời của Heracles, nên bị tiêu diệt. Chú sư tử có một không hai này đã được vinh danh vào một trong những chiến công lừng lẫy của Heracles.

Xử Nữ (Virgo – Trinh Nữ) (24/8 – 23/9)

Demeter, nữ thần Mùa màng cai quản tất cả cây trái của nhân gian, chỉ có một người con gái duy nhất là nàng Persephone xinh đẹp. Một ngày, nàng đang mải hái hoa ngoài đồng thì mặt đất bỗng mở rộng ra và Hades, vua của Địa ngục, xuất hiện, bắt nàng đi trên một cỗ xe ngựa màu đen. Quá đau buồn và thương nhớ con gái yêu quý của mình đã bị mang về Địa ngục, Demeter bỏ đi ở ẩn trong một hang động. Kể từ khi không có bà, chẳng còn hoa trái nào có thể lớn lên nữa và mặt đất trở nên khô cằn, hoang vắng vô cùng. Zeus thấy vậy bèn ra lệnh cho Hades trả Persephone lại cho Demeter. Nhưng trong thời gian bị giam giữ, Persephone trót ăn một miếng của quả lựu, và bất kỳ ai đã nếm thứ gì của Địa ngục đều phải chịu số phận phải sống ở đó. Vĩnh viễn Persephone sẽ chỉ được sống với mẹ trong một nửa của mỗi năm, nửa năm còn lại nàng phải về sống với Địa ngục. Và từ đấy Trái Đất có những mùa khác nhau.

Thiên Bình (Libra – Cái Cân) (24/9 – 23/10)

Chòm sao Libra được coi là thứ cán cân mà với nó, Astraea – nữ thần Công Lý – có thể phân định ra thiện và ác. Ngày xưa, ở thời đại Vàng, lúc mà các vị thần dùng vàng để tạo ra giống người đầu tiên (trong thần thoại Hy Lạp, loài người trải qua 5 thế hệ: Vàng, Bạc, Đồng, Bán thần, và Sắt), cán cân của Astraea luôn hướng về sự công bằng. Con người và muông thú sống hạnh phúc với mùa xuân vĩnh hằng cứ dài suốt hàng năm. Khi thời đại Vàng qua đi, thời đại Bạc được thay thế, là lúc mà con người rất xấu xa và bản ác, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Các vị thần mệt nhọc rút lui về thiên đàng khi sự chịu đựng con người của họ đã khô kiệt. Chỉ mình Astraea còn ở lại với loài người để tiếp tục thực hiện sự công bằng. Rồi thời đại Đồng lại đến, con người trở nên hung bạo bội phần với những chiến tranh, chém giết. Cán cân của Astraea cứ tiếp tục nghiêng về cái ác, làm cho vị nữ thần này không thể chịu đựng được nữa‎, cuối cùng cũng rút lui khỏi thế gian về với thế giới Slanper.

Thiên Yết (Scorpius – Bọ Cạp) (24/10 – 22/11)

Theo thần thoại Hy Lạp, cung Scorpius đề cập tới con bọ cạp được nữ thần Hera (hoặc có thể là Gaia) phái đi giết thợ săn Orion, con bọ cạp đã bất ngờ từ dưới đất chui lên tấn công Orion. Mặc dù bọ cạp và Orion xuất hiện cùng nhau trong truyền thuyết này nhưng chòm sao Orion gần như đối lập với chòm sao Scorpius trên bầu trời đêm. Người ta cho rằng sự đối lập này là biện pháp của các vị thần nhằm ngăn chặn mối thù hận tiếp diễn giữa bọ cạp và Orion. Tuy nhiên trong một số dị bản khác, thần Apollo mới là người cử bọ cạp đi giết Orion, bắt nguồn từ sự ghen tuông ngày càng lớn của thần với Orion khi thấy Artemis ngày càng quan tâm tới chàng ta. Sau đó, hối hận vì hành động của mình, Apollo đã giúp Artemis treo hình ảnh của Orion lên bầu trời đêm. Tuy nhiên, hình ảnh của bọ cạp cũng được đưa lên trời, và mỗi khi bọ cạp xuất hiện trên đường chân trời thì ở phía bên kia của bầu trời, Orion bắt đầu lặn đi, Orion vẫn luôn phải bỏ chạy khỏi kẻ thù của mình. Bọ cạp cũng xuất hiện trong một dị bản về câu chuyện của Phaethon, đứa con xấu số của thần Mặt Trời Helios. Phaethon đã nài Helios cho phép mình cưỡi cỗ xe ngựa mặt trời một ngày. Vì quá nuông chiều con, Helios đã chấp thuận. Sau đó Phaethon đã mất điều khiển cỗ xe mặt trời. Lũ ngựa đã hoảng sợ khi trông thấy một con bọ cạp thần khổng lồ hung hãn chặn trên đường đi, và chúng đã kéo cỗ xe di chuyển khắp nơi trên bầu trời, không tuân theo sự điều khiển của Phaethon nữa. Truyền thuyết nói rằng vệt chuyển động của cỗ xe đã tạo ra chòm sao Eridanus. Cuối cùng, thần Zeus đã hất văng Phaethon ra khỏi cỗ xe bằng một tia sét để kết thúc sự hỗn loạn đó.

Bảo Bình (Aquarius – Người mang nước, Cái Bình) (21/1 – 19/2)

Trong nhiều nền văn hoá cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hy Lạp, có một vị thần tên “Thần mang nước” hay “Thần đổ nước”. Nước đã cưu mang và duy trì sự sống, do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống tứ thiên đường nắm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất. Theo thần thoại Hy Lạp thì Zeus là “Thần mang nước”. Trong cương vị chúa tể của các vị thần, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão. Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho “Thần mang nước Zeus”. Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy và “Thời đại đồ sắt” trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh ko có giá trị gì với họ. Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên trái đất, giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha (Trong chuyến thăm trái đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ ko có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt) đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là “Người mang nước” đặc trưng bằng chòm sao Aquarius.

Song Ngư (Pisces – Đôi Cá) (20/2 – 20/3)

Aphrodite, nữ thần sắc đẹp, và con trai Eros, thần tình yêu, đang đi dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon là hậu duệ của Gaia và Tartarus, tuy già nua nhưng có sức mạnh như một Titan với đôi mắt toé lửa. Thân hình cao chọc trời, Typhon không có ngón tay mà có 100 đầu rồng mọc lên từ bàn tay. Không có vị thần trên đỉnh Olympus nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất để tránh khỏi Typhon là biến hình thành con vật như cá để bơi đi. Aphrodite va Eros cũng biến thành cá, bơi vào nhánh sông và được hai con cá khác dẫn đường đưa đến nơi an toàn. Chòm sao Song Ngư có biểu tượng hai con cá đan đuôi vào nhau để tưởng nhớ hành động cứu giúp thần sắc đẹp và tình yêu.

Nhân Mã (Sagittarius – Còn gọi là Xạ Thủ) (23/11 – 21/12)

Người nửa người nửa ngựa Chiron của Achilles đã bị Heracles, trong một lần truy đuổi kẻ thù, lỡ tay phóng lao đâm chết. Hối hận vì hành động nông nổi Heracles đã đưa người Chiron lên thành một chòm sao trên trời. Chiron là một nhân mã xuất sắc nhất trong loài của mình, ông đã đào tạo nhiều anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, ông không những hiểu biết nhiều trong nhiều lĩnh vực mà còn có võ nghệ cao cường với tài bắn cung tuyệt nghệ. Vì lẽ đó người ta thường thấy chòm sao Nhân Mã đang giương cung lên ngắm bắn nên còn gọi là chòm sao Xạ Thủ.

Ma Kết (Capricorn – Con Dê) (22/12 – 20/1)

Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền. Nhưng thần thoại Hy Lạp ko nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đưá con dị dạng, đưa nó lên Olympus nơi các vị thần khác cũng thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh ko ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi.

Truyền Thuyết Về Nguồn Gốc 12 Cung Hoàng Đạo

Truyền thuyết về nguồn gốc 12 Cung Hoàng Đạo

1. Bạch Dương (Aries – Con Cừu)

Trong thần thoại Hy Lạp, có câu chuyện kể rằng vua Athamus xứ Boetia được hoàng hậu Nephele sinh hạ hai người con nhưng trái tim lại say đắm nàng Ino. Ino là một cô gái có sắc đẹp đến mức nhà vua quyết định ly hôn và sắc phong Ino làm hoàng hậu mới.

Người mẹ kế Ino rắp tâm sát hại hoàng tử Phrixus và công chúa Helle. Lúc đó, bắp là lương thực chính của xứ Croneus cho người và thú vật. Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc này rang bắp lên trước khi gieo trồng. Đồng thời, Ino còn hối lộ nhà tiên tri – người mà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng mùa màng thất bát – để ông ta nói dối rằng 2 đứa con của Nephele chính là nguồn gốc của hiểm họa. Nhà vua phải tế thần họ thì mùa màng mới trở lại, bằng một lời tiên tri độc ác: “Mùa màng thất bát là dấu hiệu nổi giận của Zeus. Cần phải hy sinh cả hai trước mũi kiếm để làm hài lòng Zeus”.

Vua và tất cả dân chúng đều tin vào lời tiên tri độc ác nọ. Họ quyết định hy sinh hai đứa trẻ. Lo cho sự an toàn của con, hoàng hậu Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng gọi là Aries (Bạch Dương) do thần Zeus tặng cho bà.

Ngày tế lễ đến, con cừu chở hoàng tử và công chúa bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi xuống biển. Con cừu vừa quay đầu nhìn cô em gái lại vừa bảo vệ người anh trai tiếp tục cuộc chạy trốn.

Bộ lông vàng của chú cừu đực này về sau trở thành báu vật khuynh thành của vương quốc Colchis, nơi hai anh em được che giấu suốt đời thoát khỏi Ino. Chính vì bộ lông ấy mà Jason, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã tìm kiếm trong suốt hành trình truy tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng của mình. Được kể rất kỹ trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ tàu Argo.

Vì ơn huệ đó, Zeus đã đưa con cừu có bộ lông màu vàng lên thành một chòm sao. Do đó mới có chòm sao Bạch Dương như ngày nay.

2. Kim Ngưu (Taurus – Con Trâu)

Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa, con gái một vị vua của Phoenicia đang nhổ cỏ cạnh bờ sông thì một con trâu trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú trâu, Europa quên hết cả cẩn trọng, liền ngồi lên lưng. Bất thình lình, chú trâu đực nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền.

Chú trâu ấy, kỳ thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là châu Âu ngày nay.

3. Song Tử (Gemini – Sinh Đôi)

Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác.

Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của cha là Zeus, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc “Hãy để con chết thay Castor, thưa cha!”.

Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng. Ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình bạn, tình anh em.

4. Cự Giải (Cancer – Con Cua)

Con cua trong chòm Cancer vốn là bạn của quái vật biển cả Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai chiến công của Hercules thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên. Lần này Hercules buộc phải xóa sổ thế giới của Hydra ở Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Hercules, lần lượt từng cái đầu ghê sợ ấy bị Hercules cắt, đối với Hydra, tình thế thật là thê thảm.

Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc “Bạn Hydra của ta khổ quá!” và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Hercules. Nhưng trước người anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hy Lạp, chẳng có cơ hội nào cho chú cua cả, và chú bị chế ngự ngay lập tức. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa bức tranh ba nhân vật lên thành một chòm sao trên thiên đàng.

Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật. Họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại

Chòm sao Sư Tử đại diện cho một con ác quỷ tên Nemea Lion. Trong thần thoại Hy Lạp, Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp. Nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea.

Eurystheus muốn chàng đưa da con vật về thành phố để chứng minh chàng đã hoàn thành nhiệm vụ. Hercules tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên. Rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Thế cùng, chàng đành phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó.

Sau đó, chàng lột da con sư tử và đến giao cho Eurystheus. Euystheus sợ bỏ chạy khi nhìn thấy xác con sư tử. Nhà vua bảo Hercules bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khóac và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt lên bầu trời tức chòm sao Leo. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt Trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nil.

Chòm sao Xử Nữ là hình ảnh của một nữ thần. Xử Nữ là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phì nhiêu. Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái Đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.

Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…

Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái Đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý. Dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.

Cũng có truyền thuyết kể về chòm sao Xử Nữ như sau: Thần Chết Hades (tên khác của Pluto) là em trai của Zeus và Poseidon. Cỗ xe bằng vàng của ông được kéo bởi bốn mã lực. Trong chuyến lên thăm Thiên Đàng như thường lệ, Hades gặp Persephone, con gái của Demeter and Zeus. Hades bắt cóc Persephone đem về Tartarus, phần sâu nhất của vương quốc Hades.

Sâu thẳm dưới lòng đất, Hades sở hữu các mỏ khoáng sản giàu có. Nhưng vật sở hữu yêu thích nhất của ông ta là món quà đến từ Cyclopes: Một chiếc nón tàng hình. Demeter là em gái của Zeus và Hades, và là một trong những nữ thần quan trọng nhất vì bà giữ nhiệm vụ trông coi lương thực và sự phát triển mùa màng. Demeter quẫn trí vì mất con gái. Bà xao lãng nhiệm vụ, quên đi công việc trồng trọt.

Một cơn hạn hán nghiêm trọng xảy ra. Zeus bực mình vì ông sẽ không nhận được đồ cúng tế nếu hạn hán kéo dài. Bằng mọi cách, Zeus thuyết phục em trai Hades từ bỏ Persephone để thiên đàng xanh tươi trở lại. Hades cho phép nhưng từ đó cô phải chia thời gian ở hai nơi thiên đàng và địa ngục. Bốn tháng cô ở lại với chồng, thời gian còn lại thăm viếng mẹ ở thiên đàng. Do đó mỗi năm thế giới có một mùa tăm tối và lạnh lẽo. Mãi cho đến ngày 21 tháng 3, khi Persephone trở về từ thiên đàng, mang theo mùa xuân trở lại.

Tuy nhiên nữ thần Xử Nữ cuối cùng được xác định chính là nữ thân công lý Astraea.

7. Thiên Bình (Libra – Cái Cân)

Chòm sao Thiên Bình nguyên thủy vốn là một phần của chòm Xử Nữ. Được coi là cái cân mà với nó, Astraea – nữ thần công lý – có thể phân định ra thiện và ác. Ngày xưa, ở thời đại Vàng, lúc mà các vị thần dùng vàng để tạo ra giống người đầu tiên. (trong thần thoại Hi Lạp, loài người trải qua 5 thế hệ: Vàng, Bạc, Đồng, Bán thần, và Sắt). Cán cân của Astraea luôn hướng về sự công bằng.

Con người và muông thú sống hạnh phúc với mùa xuân vĩnh hằng cứ dài suốt hàng năm. Khi thời đại Vàng qua đi, thời đại Bạc được thay thế, là lúc mà con người rất xấu xa và bản ác, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Các vị thần mệt nhọc rút lui về thiên đàng khi sự chịu đựng con người của họ đã khô kiệt. Chỉ mình Astraea còn ở lại với loài người để tiếp tục thực hiện sự công bằng.

Rồi thời đại Đồng lại đến, con người trở nên hung bạo bội phần với những chiến tranh, chém giết. Cán cân của Astraea cứ tiếp tục nghiêng về cái ác, làm cho vị nữ thần này không thể chịu đựng được nữa. Cuối cùng cũng rút lui khỏi thế gian về với thế giới Slanper.

8. Thần Nông (Scorpius – Bọ Cạp)

Theo thần thoại Hi Lạp, cung Scorpius đề cập tới con bọ cạp được nữ thần Hera (hoặc có thể là Gaia) phái đi giết thợ săn Orion.

Tuy nhiên trong một số dị bản khác, thần Apollo mới là người cử bọ cạp đi giết Orion, bắt nguồn từ sự ghen tuông ngày càng lớn của thần với Orion khi thấy Artemis ngày càng quan tâm tới chàng ta. Sau đó, hối hận vì hành động của mình, Apollo đã giúp Artemis treo hình ảnh của Orion lên bầu trời đêm. Tuy nhiên, hình ảnh của bọ cạp cũng được đưa lên trời. Và mỗi khi bọ cạp xuất hiện trên đường chân trời thì ở phía bên kia của bầu trời, Orion bắt đầu lặn đi. Orion vẫn luôn phải bỏ chạy khỏi kẻ thù của mình.

Bọ cạp cũng xuất hiện trong một dị bản về câu chuyện của Phaethon, đứa con xấu số của thần Mặt Trời Helios. Phaethon đã nài Helios cho phép mình cưỡi cỗ xe ngựa. Mặt tựa đã hoảng sợ khi trông thấy một con bọ cạp thần khổng lồ hung hãn chặn trên đường đi. Và chúng đã kéo cỗ xe di chuyển khắp nơi trên bầu trời, không tuân theo sự điều khiển của Phaethon nữa. Truyền thuyết nói rằng vệt chuyển động của cỗ xe đã tạo ra chòm sao Eridanus. Cuối cùng, thần Zeus đã hất văng Phaethon ra khỏi cỗ xe bằng một tia sét để kết thúc sự hỗn loạn đó.

Những vị thần, hay những con vật có công với những vị thần khi gặp nạn, được đưa lên trời để trở thành chòm sao bất tử

9. Nhân Mã (Sagittarius – Còn gọi là Xạ Thủ)

Chòm sao Sagittarus (Arches) là để tưởng nhớ nhân vật thần thoại Chiron, kẻ tử tế và dễ thương nhất của dòng tộc Centaurs có hình dạng nửa người nửa ngựa. Dù đa số thành viên dòng tộc này rất bạo lực và đần độn, Chiron lại rất khôn ngoan, biết thương người và có thể dạy dỗ người khác. Anh là thần vì có mẹ là con gái của thần biển Oceanus và cha là Kronos. Chiron từng dạy học cho các anh hùng Hy Lạp Achilles và Jason.

Nổi tiếng nhưng Chiron sống trong một hang động ở vùng nông thôn. Không may, Heracles (còn có tên gọi khác là Hercules) bắn tên trúng nhầm Chiron khi anh đang ra tay tiêu diệt những con ác thú nửa người độc ác tàn phá núi rừng và anh rất hối tiếc việc đã làm. Vì là thần, Chiron chỉ đau đớn chứ ko chết.

Chiron dùng mọi kỹ năng y học để chữa vết thương nhưng thất bại vì mũi tên tẩm nọc độc của Lernean Hydra, con rắn nhiều đầu. Prometheus chứng kiến thảm kịch này và tìm cách giúp anh bằng cách biến Chiron từ thần thành người để anh có thể rời mặt đất đi đến thiên đường, biểu tượng bằng chòm sao Nhân Mã.

Chiron là một nhân mã xuất sắc nhất trong loài của mình. Ông không những hiểu biết nhiều trong nhiều lĩnh vực mà còn có kỹ năng chiến đấu tuyệt vời, đặc biệt là khả năng sử dụng cung tên. Vì lẽ đó người ta thường thấy chòm sao Nhân Mã đang giương cung lên ngắm bắn nên còn gọi là chòm sao Xạ Thủ.

10. Ma Kết (Capricorn – Con Dê)

Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền. Tuy nhiên trong thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê.

Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đứa con dị dạng, đưa nó lên Olympus ở cùng các vị thần khác. Họ đều rất thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, của lễ hội, của rượu nho, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh không ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi. Chính Pan đã ban cho vua Midas khả năng sờ vào vật gì vật ấy biến thành vàng.

11. Bảo Bình (Aquarius – Người mang nước, Cái Bình)

Trong nhiều nền văn hoá cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hi Lạp, có một vị thần tên “Thần mang nước” hay “Thần đổ nước”. Nước đã cưu mang và duy trì sự sống. Do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống từ thiên đường nằm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất. Theo thần thoại Hi Lạp thì Zeus là “Thần mang nước”. Trong cương vị chúa tể của các vị thần, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão. Chòm sao Bảo Bình là biểu tượng cho “Thần mang nước Zeus”.

Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy và “Thời đại đồ sắt” trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh không có giá trị gì với họ.

Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên Trái Đất, giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha. (Trong chuyến thăm trái đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ không có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt). Đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là “Người mang nước” đặc trưng bằng chòm sao Aquarius.

12. Song Ngư (Pisces – Đôi Cá)

Chòm sao này liên kết với Aphrodite, nữ thần sắc đẹp và con trai Eros, thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp. Ngày nọ, hai người đang đi dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon già nua là hậu duệ của Gaia và Tartaros hoặc của Kronos và Hera. Dù cha mẹ là ai, Typhon vẫn mạnh như một Titan hoặc như một Olympia.

Typhpn có đôi mắt tóe lửa, thân hình cao chọc trời, không có ngón tay mà có 100 đầu rồng mọc lên từ bàn tay. Không có thần Olympia nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất là tránh khỏi y bằng cách biến hình thành con vật như cá để bơi đi. Eros và Aphrodite cũng biến thành cá, bơi vào con sông và được hai con cá khác dẫn đường đưa đến nơi an toàn. Hai con cá đó chính là chòm sao Song Ngư có đuôi đan vào nhau để tưởng nhớ ngày chúng cứu thần sắc đẹp và tình yêu.

(12 Cung Hoàng Đạo – Sưu tầm)