Top 7 # Xem Nhiều Nhất Võ Thuật Kim Ngưu Quyền Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Duhoceden.com

Độc Đáo Kim Ngưu Quyền

“Kim ngưu quyền” được giới võ thuật cổ truyền trong nước biết đến sau khi võ sư Trần Văn Đẩu, võ phái Bích Quang – Khánh Hòa thị phạm tại hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất tổ chức cuối tháng 4, đầu tháng 5-1993 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2007, võ sư Đoàn Đức Phước, truyền nhân đời thứ tám võ phái Bích Quang, Trưởng võ đường Bích Quang tiếp tục giới thiệu “Kim ngưu quyền” và đích thân thị phạm. Từ đó đến nay bài quyền này được tập luyện trong các lớp tập huấn chuyên môn toàn quốc tại Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. 

Theo tài liệu của võ sư Đoàn Đức Phước thì “Kim ngưu quyền” là một trong những bài thảo bộ nổi tiếng trong hệ thống các bài quyền đặc trưng võ cổ truyền Việt Nam thuộc dòng võ Tây Sơn, bao gồm 17 liên hoàn thế chiến đấu. Kỹ thuật Kim ngưu quyền phong phú, đặc thù, thể hiện nét văn hóa dân gian truyền thống, tượng hình muông thú và triết lý nhân sinh qua ý nghĩa các câu thiệu Hán Việt. Ngoài lời thiệu Hán Việt, võ phái Bích Quang còn có bài phú Kim ngưu quyền, lời lẽ văn chương bóng bẩy, sâu lắng, ý nghĩa gần gũi với những người tập võ cổ truyền Việt Nam như: 

Nằm trên mặt đất công thành

Trâu vàng liếc nhọn đôi sừng chiến chinh

Hường nghiệp thoăn thoắt đôi quyền

Lão tổ mến khách vội vàng bước lên

Thiền sư quyết tiễn khách đi

Tiên ông trở bộ về ngồi ngẫm suy

 Đứa trẻ mở lối trèo non

Đôi quyền cuốn siết sách sao cho bằng

Lui về rạch mở đôi bên

Nhảy lên rơi xuống vững như cột đình

Điểm tay xuống đất tìm châu 

Lui mình trở bộ thành hình khỉ đen

Bung ra cọp trắng vồ mồi

Dọc ngang năm hướng phá tan lũy đồn

Ba phen vượt ải công thành

Nhẹ nhàng như một cánh cò sang song

Gà vàng cất tiếng gáy vang

Trở về bái tổ là đường xưa nay.

Võ sinh Lý Gia Hào, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tỉnh Bình Phước cho biết: Bản thân tập luyện võ cổ truyền được hơn 10 năm. Tập Kim ngưu quyền mang tới cảm giác rất gần gũi với quê hương, vì hình ảnh con trâu là hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhà nông Việt Nam.

Võ sinh Lý Gia Hào, đai xanh dương đang biểu diễn Kim ngưu quyền

Võ sư Lý Hữu Nhơn, Phó chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Phước chia sẻ: Bài Kim ngưu quyền là một bài thảo, những thế căn bản của bài này giúp võ sinh tập các thế tấn mô phỏng cách di chuyển của con trâu; những đòn thế, bước đi, bộ pháp, thân pháp,… người ngoài nhìn biết ngay được đó là kim ngưu. Tại tỉnh Bình Phước, hiện có nhiều võ sinh biết và đang tập luyện Kim ngưu quyền.

“Kim Ngưu quyền” cùng võ thuật cổ truyền Việt Nam mang hồn quê dân tộc đã và đang tìm sức bật vươn lên theo dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Sức Mạnh Từ… Kim Ngưu Quyền

Từ bao đời, hình ảnh con trâu gắn liền với văn hóa Việt, đi vào thơ ca mộc mạc và quen thuộc cùng với cây đa, bến nước, sân đình. Gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, hình ảnh con trâu cũng đã đi vào nền võ thuật của nước nhà…

Trong môn võ cổ truyền Việt Nam có bài quyền diễn tả vẻ đẹp, sức mạnh của hình tượng con trâu vàng từng một thời làm rúng động giới võ lâm. Đó chính là Kim Ngưu quyền, một bài quyền nổi tiếng được võ sư Đoàn Đức Phước, truyền nhân đời thứ 8 võ phái Bích Quang môn biểu diễn trên đất Khánh Hòa cách đây hơn chục năm.

Thế Kim Ngưu khai quyền.

Nguồn gốc bài quyền Kim Ngưu (tức trâu vàng) có từ thời Tây Sơn. Theo dòng lịch sử của dân tộc, võ cổ truyền Việt Nam có rất nhiều dòng, môn phái khác nhau. Mỗi võ phái đều có những bài quyền đặc trưng để tạo dựng nên tiếng tăm riêng trong giới võ lâm. Mãi cho đến hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ 1 (năm 1993) tại Đầm Sen – TP. Hồ Chí Minh, bài Kim Ngưu quyền mới được võ sư Trần Văn Đẩu (tự Lê Đẩu) thuộc môn phái Bích Quang – Khánh Hòa giới thiệu và biểu diễn với giới đồng đạo. Đến kỳ đại hội toàn quốc lần thứ 9-2007 diễn ra tại Nha Trang, võ sư Đoàn Đức Phước (học trò của võ sư Lê Đẩu) đã biểu diễn lại bài quyền này cực kỳ thành công. Gần như ngay sau đó, giới chuyên môn đã chọn bài quyền này là 1 trong 18 bài quyền chuẩn để võ sinh cả nước luyện tập rộng rãi. “Ngày ấy vinh dự lắm, tôi được thầy Lê Đẩu và các bậc đàn anh ủy thác toàn quyền phát triển môn phái Bích Quang. Việc bài Kim Ngưu quyền được chọn, in sách và truyền bá rộng rãi là niềm hạnh phúc”, võ sư Đoàn Đức Phước nhớ lại.

Chân quét tảo địa nghịch, tay bắt long trảo.

Theo võ sư Phước, cái hay, nét đẹp trong bài Kim Ngưu quyền của võ cổ truyền Việt Nam là mỗi thế đánh ứng với một lời thiệu bằng thơ, ca (phú). Kim Ngưu thảo bộ là bài quyền cổ truyền phổ biến trong các làng võ Bình Định. Bài quyền có 22 câu thiệu gồm 64 động tác, có tính cách liên tục là sự kết hợp giữa thân pháp và thủ bộ cước pháp. Bài này, trừ các động tác bái tổ đầu và cuối bài thì có 17 câu thiệu diễn giải thành 17 thế liên hoàn. Các động tác lúc cương, lúc nhu, uyển chuyển nhưng mạnh mẽ giúp người luyện võ có sức khỏe dẻo dai và nâng cao kỹ năng chiến đấu.

Thế Kim Ngưu chiếu giác – Mài lặn né nhập nội đánh chỏ.

Cái hay, nét đẹp trong cách mượn hình tượng xuyên suốt bài Kim Ngưu quyền mỗi thế là một câu thiệu ứng với một hình tượng con vật hoặc mô phỏng một sự việc khác nhau, nhưng khi kết hợp lại là liên hoàn thế diễn tả vẻ đẹp, sức mạnh của trâu vàng. Chẳng hạn, trong lời thiệu bài quyền có câu “Liệt địa đồ thành/Kim Ngưu chiếu giác” được diễn giải là “Nằm trên mặt đất công thành; Trâu vàng liếc nhọn đôi sừng chiến chinh”. Đây là thế đánh nhập nội, dùng cặp chỏ để khống chế đòn đá ngang của đối phương, tiếp đến gài người tung cặp chỏ đánh tiếp giống như hình tượng con trâu dùng cặp sừng sắc bén tấn công đối thủ. Hay như trong bài có các thế thủ, đánh: “Hạ địa tầm châu/Đảo thế hắc hầu/Tùy cơ bạch hổ/Tung hoành ngũ lộ” được diễn giải: “Điểm tay xuống đất tìm châu/Lui mình trở bộ thành hình khỉ đen/Bung ra cọp trắng vồ mồi/Dọc ngang năm hướng phá tan lũy đồn”. “Hình tượng thơ ca trong các bài quyền võ cổ truyền Việt Nam đan xen lẫn nhau, trong võ vừa có hình quyền, vừa có ý quyền. Hiểu được tâm ý của các thầy ngày xưa càng tập càng thấy hay”, võ sư Đoàn Đức Phước chia sẻ.

Kim Ngưu quyền là bài quyền khó, đòi hỏi người tập phải đạt được trình độ võ thuật nhất định nên hầu như chỉ có các huấn luyện viên, võ sư tập luyện. Có lẽ vì thế mà bài Kim Ngưu quyền đã không còn được chọn trong 10 bài quyền chuẩn của võ cổ truyền hiện đại. Nhưng cũng không vì vậy mà bài quyền này bị mai một hoặc mất đi, bởi Kim Ngưu quyền vẫn được lưu truyền trong thư viện các bài quyền võ cổ truyền Việt Nam hay nhất cho đến ngày nay.

An Nhiên   

12 Cung Hoàng Đạo Có ”Quyền Năng” Gì Nếu Xuyên Vào Thế Giới Phép Thuật?

Giả sử các cung hoàng đạo sống trong một thế giới thần tiên, họ sẽ nắm trong tay phép nhiệm màu nào đây nhỉ?

1. Bạch Dương – CHỦ NHÂN CỦA LỬA

Sinh ra dưới cung hoàng đạo Bạch Dương, bạn mang năng lực của Lửa. Tuy Bạch Dương nóng tính, bốc đồng nhưng bạn thống trị năng lượng tốt và xấu rất tốt nhờ sự thông minh của mình. Sức mạnh to lớn của bạn luôn tràn đầy sự nóng bỏng, “hiếu chiến”, bạn hoàn toàn có thể thay đổi môi trường năng lượng bao quanh bạn để đạt được mục tiêu của mình. Lửa cũng chính là “người bảo vệ” của bạn.

2. Kim Ngưu – CHỦ NHÂN SỰ SỐNG

“Pháp sư” Kim Ngưu chính là bậc thầy về sinh quyền năng. Làm chủ sức mạnh của Trái Đất và thảo mộc, về sự phục sinh, sự sống, sự tươi tốt và vĩnh hằng của đất mẹ. Có thể nói Kim Ngưu “thao túng” tất cả động vật, cây cối, hoa trái… gắn liền với Trái Đất. Mang sức mạnh to lớn đến vậy nhưng Kim Ngưu lại là một pháp sư điềm đạm và vô cùng tốt bụng như tính cách vốn có của bạn. Bạn thật là “quyến rũ” mỗi khi ra tay chữa lành những tổn thương cho vạn vật trên Trái Đất và hồi sinh chúng bằng ma thuật của mình. Tuy nhiên, điểm yếu của bạn là bạn có những sức mạnh tiềm ẩn mà bạn hoàn toàn nhận thức được, nhưng bạn lại lo sợ mỗi khi sử dụng chúng, khả năng tấn công kém và khá chậm chạp, một pháp sư Kim Ngưu không phù hợp cho các “cuộc chiến đẫm máu”.

3. Song Tử – CHỦ NHÂN ÁNH SÁNG

Song Tử sinh ra là để công hiến cho những điều tốt đẹp, cho công lý. Nếu là một pháp sư, những người sinh ra dưới cung này hiếm khi cống hiến cho thế lực bóng tối vì năng lượng của họ luôn hướng tới những điều tốt đẹp, đấu tranh cho sự công bằng. Họ chính là những người soi sáng, dẫn đường cho vạn vật đi đúng với trái tim của mình bằng ý chí mạnh mẽ và cảm hứng tốt đẹp mà Song Tử truyền tới cho mọi người.

4. Cự Giải – CHỮA LÀNH

Sinh ra dưới cung Cự Giải, bạn mang nét hiền dịu, yếu ớt, nhạy cảm và dễ sợ hãi. Nếu là một pháp sư bạn sẽ là một pháp sư thật tốt bụng với thuật chữa lành. Là đứa con của Trăng và Gió, những lời cầu nguyện của bạn đều được các vị thần nghe thấu. Đó là những lời cầu nguyện cho mọi vật được an yên, khoẻ mạnh. Điểm yếu của bạn chính là sự nhút nhát, e dè nên trong các trận chiến, bạn chỉ có thể trực chiến nơi hậu phương thay vì trực tiếp bước ra mặt trận.

5. Sư Tử – ẢO GIÁC

Sư Tử vốn được biết đến là một con người nhanh nhạy, mạnh mẽ, thường thích giải quyết cho mọi chuyện rõ ràng rồi mới để tâm đến việc khác và cũng luôn tự tin mình sẽ là người chiến thắng. Với tài thoắt ẩn thoắt hiện thì năng lực của bạn chính là quyền năng tạo ảo giác. Bạn khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ vì không thể biết bạn đang ở đâu để tấn công. Hơn nữa bạn hoàn toàn mạnh mẽ và có thể gây sát thương để giữ cho bản thân an toàn. Bởi vậy một pháp sư như bạn luôn nhận được sự ngưỡng mộ và thán phục từ mọi người xung quanh.

6. Xử Nữ – DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI

Xử Nữ có mối liên hệ đặc biệt với thiên nhiên và động vật và có thể gọi sức mạnh của lửa, đất, nước hoặc gió. Bản tính một Xử Nữ khá độc lập, muốn giải quyết mọi chuyện một mình. Bởi vậy họ có kỹ năng tạo bùa hộ mệnh và có thể dự đoán tương lai. Trong các trận chiến, Xử Nữ có thể dành chiến thắng mà thậm chí không cần phải ra mặt.

7. Thiên Bình – THẢO DƯỢC/ ĐỘC DƯỢC

Là một người có khả năng cân bằng và kiểm soát, Thiên Bình nhận thức được bản thân cần và muốn điều gì. Bạn hiếm khi đưa ra quyết định sai hoặc quá khích. Thiên Bình vừa là một cô tiên tốt bụng nhưng cũng vừa là một phù thuỷ ranh mãnh. Bạn vừa mang năng lượng tích cực mạnh mẽ, nhưng bạn cũng thu hút những sinh vật bóng tối tìm cách nuôi dưỡng bản thân bằng sức mạnh của chúng. Bạn chính là những nghệ nhân của các phép thuật thảo dược giúp chữa lành vạn vật nhưng cũng có thể tạo ra các lá chắn là các độc dược để chống lại thế lực bóng tối.

8. Bò Cạp – CHỦ NHÂN BÓNG TỐI

Nếu như Song Tử là chủ nhân của ánh sáng thì Bò Cạp chính là chủ nhân của bóng tối. Bò Cạp lạnh lùng, không thích bị kiểm soát và cũng không thích những ai làm trái với lời mình. Bởi vậy quyền năng điều khiển bóng tối, khả năng liên kết với các linh hồn của trái đất giúp Bò Cạp nhấn chìm và đưa mọi thứ “vào màn đêm” nếu không theo ý mình. Không quá nếu nói Bò Cạp là pháp sư tàn nhẫn nhất thế gian. Đây cũng chính là quyền năng đáng sợ nhất bởi nó có hai mặt, chúng bí ẩn nên nếu không biết cách sử dụng sẽ gây lại tác dụng ngược cho chính chủ nhân của nó.

9. Nhân Mã – CHỦ NHÂN CỦA GIÓ

Với một người ưa sáng tạo, năng động và linh hoạt, Nhân Mã chính là chủ nhân của Gió. Nhân Mã là bậc thầy của của tốc độ và trọng lực. Yếu tố này giúp họ nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, vì vậy họ luôn cảnh giác và lường trước những nguy hiểm. Họ không sợ bất cứ điều gì vì họ thừa khả năng đẩy lùi những năng lượng xấu. Hãy thử tưởng tượng hàng ngàn vũ khí nguy hiểm được Ma Kết điều khiển bay lượn trên bầu trời để “xử lý” kẻ thù, thật đáng sợ biết bao!

10. Ma Kết – CHỦ NHÂN SẤM SÉT

Khá là ngạc nhiên nếu một Ma Kết điềm tĩnh lại là chủ nhân của sấm sét phải không? Nhưng điều đó hoàn toàn là quyền năng xứng đáng và phù hợp cho một Ma Kết. Ma Kết không dùng quyền năng này để tạo ra các cuộc chiến đẫm máu mà ngược lại họ làm giảm bớt chúng. Bằng sự điềm tĩnh, thông minh và quyền năng được ban tặng, Ma Kết làm dịu những “cơn bão” tồi tệ nhất. Họ luôn đưa ra lời khuyên tốt và nhìn ra được điều tốt đẹp từ mọi người xung quanh.

11. Bảo Bình – CHỦ NHÂN NGÔI SAO

Thông minh, nhạy bén, luôn cố gắng hết sức để đạt được điều mình mong muốn khiến người xung quanh phải nhìn họ bằng ánh mắt ngưỡng mộ là để nói về một Bảo Bình. Rõ ràng có thể thấy sự tương đồng giữa họ với những vì sao: đẹp đẽ, kì diệu đầy hào quang nhưng lại khó nắm bắt và xa cách. Bởi những nét tương đồng này mà Bảo Bình chính là chủ nhân của những vì sao tinh tú. Bằng quyền năng này, Bảo Bình thực hiện mọi việc đề ra, chỉ là sớm hay muộn. Bạn khôn ngoan bởi bạn đã tích lũy kiến thức tuyệt vời qua nhiều thế kỷ và “khai sáng” cho mọi người giống như sao trời rọi sáng xuống nhân gian. Tuy nhiên quyền năng này cũng khiến Bảo Bình tự cao, không bận tâm về việc hành động của mình có gây hại hay không?

12. Song Ngư – CHỦ NHÂN ÁNH TRĂNG

Là một người mộng mơ, hay sử dụng cảm xúc để cảm nhận và đón nhận cũng như dự đoán mọi thứ, Song Ngư chính là chủ nhân của mặt trăng. Cá đẹp tựa như những “nàng tiên ánh trăng” với vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng. Mặt trăng là kim chỉ nam của bạn, nhờ ánh trăng chiếu rọi và soi sáng, bạn biết mọi thứ xảy ra trên thế giới. Pháp sư Song Ngư sử dụng quyền năng này để tăng cường trí tuệ, hòa bình và vẻ đẹp của vạn vật cũng như chính mình.

Vân Lavie

Sách Võ Cổ Truyền Việt Nam

* Võ sư Trương Văn Bảo Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Sau nhiều năm nghiên cứu, chuẩn bị từ các kỳ Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc, từ tham khảo các nguồn tài liệu cùng kinh nghiệm thực tế, đúc kết, tổng hợp biên soạn thành tài liệu giáo trình huấn luyện giảng dạy, trang bị kiến thức võ học, các bài quyền Võ thuật cổ truyền Việt Nam được tuyển chọn; nay Ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã phát hành bộ sách có tên Võ cổ truyền Việt Nam (Tài liệu học tập và huấn luyện) gồm 2 tập.

Sách được biên soạn bao gồm nhiều nội dung, từ hoạt đông Liên đoàn qua các nhiệm kỳ; Hội nghị chuyên môn; Tập huấn chuyên môn; Tập huấn trọng tài Võ cổ truyền toàn quốc; Lược sử võ học; Lý luận võ học; Sư phạm võ học; Quy chế chuyên môn; Kiến thức y võ, Phương pháp tuyển chọn vận động viên; Phương pháp biên soạn giáo trình; Căn bản công quyền thuật và binh khí, 18 bài võ quy định và một số bài báo viết về Võ cổ truyền Việt Nam… Đây chưa phải là công trình hoàn hảo nhưng sách là một nỗ lực, vượt lên mọi khó khăn từ vật chất đến tinh thần của tập thể nhiều người để hôm nay có thể dùng làm tài liệu giáo khoa giảng dạy, tham khảo cho Võ thuật cổ truyền.

Ban biên soạn bộ sách gồm có Võ sư Lê Kim Hoà: Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam – Trưởng ban. Võ sư Trương Văn Bảo: Uỷ viên Ban chấp hành, Phó trưởng Ban kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam – Phó ban và Võ sư Trần Xuân Mẫn: Uỷ viên Ban kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam – Phó ban. Cùng sự giúp sức của nhiều võ sư, huấn luyện viên.

Bộ sách đã nêu rõ 18 bài võ quy định là Tiên ông quyên. Roi Tấn nhất. Lão hổ thương sơn. Tứ linh đao. Hùng kê quyền. Đản côn tề mi. Bạch hạc sơn quyền. Huỳnh long độc kiếm. Kim ngưu quyền. Thái sơn côn. Bạch hạc thương. Ngọc trản quyền. Lôi long đao. Lão mai quyền. Thanh long độc kiếm. Bát quái côn. Siêu xung thiên. Độc lư thương.

Tâp 1: Sách Võ cổ truyền Việt Nam phát hành lần 1 tháng 12/2011, lần 2 tháng 6/2012. Tập 2: Sách Võ cổ truyền Việt Nam phát hành tháng 6/2012. Tập 3: Dự kiến biên soạn nội dung phân thế 10 bài võ quy định; giới thiệu y võ cổ truyền dưỡng sinh và một số bài đọc tham khảo.

Những tập sách nhỏ này ra đời là thiện chí của Ban chuyên môn Liên đoàn và những người yêu mến Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Chắc chắn trong quá trình biên soạn, biên tập không sao tránh khỏi những khuyết điểm; với lòng mong ước Võ cổ truyền Việt Nam ngày càng vững mạnh; Ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam rất mong đón nhận những ý kiến xây dựng bổ ích từ quý bạn đọc trong và ngoài nước.