Contents
Cung hoàng đạo là gì?Ký hiệu và biểu tượng của 12 cung hoàng đạo bạn nên biếtSự tương khắc của các cung hoàng đạoBảng phân tích phẩm giá của các cung hoàng đạo
Cung hoàng đạo là gì?
Theo các nhà chiêm tinh học phương tây xa xưa thì họ cho rằng mỗi người trong chúng ta khi sinh ra tại bất cứ thời gian nào trong năm, đều chịu ảnh hưởng bởi các bức xa mặt trời và các thiên thể. Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào, thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao đó ảnh hưởng đến. Và chu kỳ lặp lại vòng quay là một năm.
Cung hoàng đạo được hình thành dựa vào sự quan sát mặt trời qua kính thiên văn cùng sự chuyển động của các chòm sao và Trái đất, mà người xưa đã chia thành 12 chòm sao ứng với vị trí của Mặt Trời trên thiên cầu, trong 12 tháng gọi là các chòm sao hoàng đạo. Thuở xưa người ta chia cung hoàng đạo thành 12 nhánh nằm trên một vòng tròn 360 độ, bắt đầu từ điểm phân Vernal (một trong những giao điểm của Hoàng Đạo với Xích đạo thiên cầu), đồng thời tương xứng 12 tháng, 4 mùa trong năm. Mỗi cung được chia thành 4 nhóm yếu tố chính là: Lửa, nước, khí và đất.
Các nhà chiêm tinh học phương tây cổ đại đặt tên cho 12 cung hoàng đạo, hay còn gọi là 12 chòm sao theo các nhân vật truyền thuyết Hy Lạp, chúng điều có biểu tượng và ký hiệu riêng ứng với từng khoảng thời gian trong 1 năm. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa là “Đường đi của mặt trời”. Vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy Lạp là Zodiakus Kyklos. (ζωδιακός κύκλος) – “Vòng tròn của các linh vật. Hình ảnh các chòm sao dựa trên sự quan sát bằng mắt các vì sao trên bầu trời ghép lại tạo thành hình dạng các linh vật mà người xưa dùng hình ảnh đó làm biểu tượng cho các chòm sao.
Đang xem: Cung hoàng đạo icon
Cung hoàng đạo là gì? Ký hiệu và biểu tượng 12 CHĐ đáng yêu
Sự hình thành của cung hoàng đạo
Theo tìm hiểu thì truyền thuyết về cung hoàng đạo được hình thành, từ những năm 1945 trước công nguyên và được sáng tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại, sau đó bị ảnh hưởng bởi văn hóa thời Hy Lạp hóa và được vận dụng suốt trong nhiều thập kỹ qua. Mỗi cung hoàng đạo ngày xưa, được gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết huyền bí vĩ đại, nên ngày xưa người ta tin vào năng lực của 12 chòm sao. Các cung của vòng hoàng đạo biểu trưng cho nhiều không gian sống, bao gồm không gian vật lý xung quanh một người và những trải nghiệm cá nhân của người đó. Để dự đoán những điềm báo về những diễn biến xoay quanh cuộc sống của một cá nhân.
Sự hữu ích của cung hoàng đạo
Ngoài những việc giúp cho người ta có thể đoán được những diễn biến xoay quanh cuộc sống hằng ngày của một người theo cách nào đó, thì cung hoàng đạo còn là một yếu tố từ lúc ra đời đã được sử dụng, như một công cụ hữu ích cho các nhà chiêm tinh ngày xưa nghiên cứu về các chòm sao, về không gian vũ trụ và có những bước tiến đột phá trong nghiên cứu khoa học về thiên văn học ngày nay. Mỗi chu kỳ quay của mặt trời trong từng khoảng thời gian trong năm, mặt trời sẽ chiếu sáng các chòm sao tương ứng, người xưa quan sát các chòm sao sáng trên bầu trời, để đoán được thời gian và sáng tạo ra lịch Dương được sử dụng cho mãi đến ngày nay. Bất kể phương đông hay phương tây đều sử dụng lịch Dương này trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó ngày xưa người ta còn có thể dựa vào cung hoàng đạo để đoán thời gian trong năm và xem khoảng không vũ trụ, các nhà tiên tri cũng dựa vào đó để dự đoán thời tiết và tương lai. Cung hoàng đạo tượng trưng cho 12 chòm sao, tương xứng 12 tháng, 4 mùa trong năm. Mỗi chòm sao mang một năng lực khác nhau tượng trưng cho 12 đặc điểm tính cách. Đặc biệt tại phương đông, người ta cũng sử dụng 12 cung hoàng đạo như một môn bói tử vi theo khoa học, dựa vào ngày tháng sinh dương lịch của mình theo phương pháp là Bói bài TAROT. Để biết được chòm sao tượng trưng, và đặc điểm tính cách, lối sống, tình yêu, công việc, vận mệnh tương lai của mỗi người.
Cách mà người ta vận dụng cung hoàng đạo
Ký hiệu và biểu tượng của 12 cung hoàng đạo bạn nên biết
Khám phá biểu tượng của 12 cung hoàng đạo
Thứ tự của các cung Hoàng Đạo là Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình và Song Ngư. Mỗi khu vực được đặt tên theo chòm sao mà nó đi qua trong lúc đặt tên.
Biểu tượng, ký hiệu và ý nghĩa cung hoàng đạo
Ký hiệu và tên tiếng Latinh của các cung hoàng đạo
a. Ký hiệu cung hoàng đạo Bạch Dương – Aries: ♈ b. Ký hiệu cung hoàng đạo Kim Ngưu – Taurus: ♉ c. Ký hiệu cung hoàng đạo Song Tử – Gemini: ♊ d. Ký hiệu cung hoàng đạo Cự Giải – Cancer: ♋ e. Ký hiệu cung hoàng đạo Sư Tử – Leo: ♌ f. Ký hiệu cung hoàng đạo Xử Nữ – Virgo: ♍ g. Ký hiệu cung hoàng đạo Cái cân – Libra: ♎ h. Ký hiệu cung hoàng đạo Hổ Cáp – Scorpio: ♏ i. Ký hiệu cung hoàng đạo Nhân Mã – Sagittarius: ♐ j. Ký hiệu cung hoàng đạo Ma Kết – Capricorn: ♑ k. Ký hiệu cung hoàng đạo Bảo Bình – Aquarius: ♒ l. Ký hiệu cung hoàng đạo Song Ngư – Pisces: ♓
Biểu tượng nguyên tố của các cung hoàng đạo
Thời Hy Lạp thế kỷ V trước Công nguyên, triết học gia Empedocles đã xác định Lửa, Đất, Khí và Nước là các nguyên tố có trong vũ trụ. Ông giải thích bản chất của vũ trụ là sự tương tác của hai nguyên tắc đối lập gọi là tình yêu và xung đột thao túng bốn nguyên tố, và tuyên bố rằng bốn nguyên tố này đều cân bằng, ở cùng một độ tuổi, mỗi nguyên tố đều cai trị các tỉnh riêng và sở hữu những cá tính riêng. Mỗi hỗn hợp khác nhau của các nguyên tố này tạo ra bản chất khác nhau của sự vật. Empedocles nói rằng những người được sinh ra với tỷ lệ gần như cân bằng của bốn nguyên tố sẽ thông minh hơn và có nhận thức chính xác nhất.
Vì vậy mà mỗi cung hoàng đạo được liên kết với một trong các nguyên tố cổ điển (lửa, khí, đất và nước) và chúng cũng có thể được nhóm theo phân cực (dương hoặc âm): cung Lửa và Không khí được coi là cung dương trong khi cung Nước và Đất được coi là cung âm. Bốn nguyên tố chiêm tinh cũng được coi là trực tiếp tương tự với các loại khí chất của Hippocrates (lạc quan = Khí; nóng nảy= Lửa; u sầu= Đất; lãnh đạm = Nước). Một cách tiếp cận hiện đại xem các yếu tố là “chất năng lượng của kinh nghiệm”.
Biểu tượng nguyên tố của các cung hoàng đạo
Mối liên kết ba tính chất của các cung hoàng đạo
Mối liên kết ba tính chất của các cung hoàng đạo
Mối liên kết ba tính chất của các cung hoàng đạo
Sự tương khắc của các cung hoàng đạo
Mỗi cung đều có đối lập, nghĩa là có sáu cặp đối lập. Các nguyên tố Lửa và Khí đối lập nhau và các nguyên tố Đất và Nước đối lập nhau. Cung mùa xuân đối lập với cung mùa thu, và cung mùa đông đối lập với cung mùa hè.
Bạch Dương đối lập với Thiên BìnhCự Giải đối lập với Ma KếtSong Tử đối lập với Nhân MãSong Ngư đối lập với Xử NữKim Ngưu đối lập với Thiên YếtSư Tử đối lập với Bảo Bình
Các yếu tố chính của cung hoàng đạo nhiệt đới
Mùa đông là khi ánh sáng ban ngày tăng và có nhiều bóng tối hơn ánh sáng ban ngày.Mùa xuân là khi ánh sáng ban ngày tăng và có nhiều ánh sáng ban ngày hơn bóng tối.Mùa hè là khi bóng tối đang gia tăng và có nhiều ánh sáng ban ngày hơn bóng tối.Mùa thu là khi bóng tối đang tăng và có nhiều bóng tối hơn ánh sáng ban ngày.
Bảng phân tích phẩm giá của các cung hoàng đạo
Trong tín ngưỡng chiêm tinh truyền thống phương tây, cái được gọi là “phẩm giá bản chất” là ý tưởng cho rằng rằng Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh mạnh hơn và hiệu quả hơn trong một số cung nhất định so với lúc nằm trong các cung khác, bởi vì bản chất tự nhiên của cả hai được hòa hợp. Ngược lại, họ cho rằng một số cung sẽ suy yếu hoặc khó hoạt động vì bản chất của nó được cho là có xung đột. Những phạm trù này là Phẩm giá, Bất lợi, Đắc địa và Suy thoái.
Phẩm giá và bất lợi là gì?
Một hành tinh được củng cố hoặc tôn lên (có phẩm giá) nếu nó nằm trong cung mà nó cai trị. Nói cách khác, nó được cho là thực hiện Quyền cai trị cung đó. Ví dụ, Mặt trăng trong Cự Giải được coi là “mạnh” (được tôn phẩm giá). Nếu một hành tinh nằm trong cung đối diện mà nó cai trị (hoặc được tôn lên), nó được cho là bị suy yếu hoặc trong Bất lợi.
Đắc địa và suy thoái là gì?
Một hành tinh cũng được củng cố khi nó ở trong cung của Sự đắc địa. Trong chiêm tinh học hàng giờ truyền thống, Đắc địa biểu hiện một mức độ phẩm giá hơi phóng đại so với Cai trị. Đắc địa được coi là mang lại cho hành tinh (hoặc những gì nó biểu thị trong biểu đồ giờ) phẩm giá, với phép ẩn dụ như một vị khách danh dự – người là trung tâm của sự chú ý nhưng khả năng hành động của họ bị hạn chế. Một hành tinh nằm trong cung đối ngược với Đắc địa của nó được cho là nằm trong Suy thoái của nó, và do đó suy yếu, có lẽ dường như còn hơn cả Bất lợi.
Bảng miểu tả tóm tắt các ý nghĩa như trên
Sự tương khắc của các cung hoàng đạo
Kết luận