Cập nhật nội dung chi tiết về Xuân Từ Bi Hỷ Xả mới nhất trên website Duhoceden.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngài Di Lặc ra đời vào đúng dịp xuân về. Phải chăng Ngài muốn nhắc nhở chúng ta không nên vướng bận với mùa xuân sanh diệt ngắn ngủi, chóng tàn. Bồ-tát Di Lặc đã mở ra một chân trời xuân thường hằng vĩnh cửu cho những hành giả muốn tiến bước trên con đường giải thoát.
Nụ cười hoan hỷ của Đức Phật Di Lặc
Xuân đến, xuân đi, theo định luật tuần hoàn của vũ trụ. Xuân có một, nhưng tùy theo tâm tư, hoàn cảnh, hay nói chung tùy nghiệp thức của mỗi người mà cảm nhận về xuân khác nhau.
Theo thường tình của thế nhân, có kẻ vui mừng, hớn hở khi Tết đến xuân sang, có người lo sợ, tiếc nuối xuân tàn, hoặc thất vọng, âu sầu, khi nghĩ đến xuân:
Xuân đang tới nghĩa là xuân chưa qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết là đời ta cũng hết.
(Xuân Diệu)
Trái lại, dưới mắt thiền sư đắc đạo, xuân đến rồi đi, hoa nở rồi tàn. Tất cả mọi sự đổi thay, chuyển hóa của vạn vật không hề gợn sóng trong lòng các ngài. Trụ nơi tâm an nhiên, tự tại, các ngài thấy bốn mùa đều là xuân. Một mùa xuân nở trong tâm hồn, sống mãi trong lòng, không phải là mùa xuân tàn phai theo tháng năm bên ngoài:
Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm
Danh lợi lòng băng với bão đêm
Mưa tạnh hoa rơi non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại quá bên thềm.
Bốn câu thơ trên biểu hiện rõ nét niềm vui duy nhất của người tu hành, hay mùa xuân nở trọn vẹn cho hành giả, không gì khác hơn là ngộ đạo, đạt được lý tưởng sau một quá trình miệt mài tu hành dài lâu.
Cuộc đời dưới mắt người tu không có gì vui. Hoàn cảnh bên ngoài nhiều khi thật là hẩm hiu, nhưng một niềm vui sâu xa vô tận vẫn luôn trải rộng trong lòng hành giả. Vui vì hàng phục được ma oán, dẹp tan những chướng nghiệp, thị phi, danh lợi, tham lam, ghét ganh… nổi lên trong tâm hành giả.
Mới bước vào cuộc sống của người tu, hành giả luôn phải đối diện với hai mặt thuận nghịch. Bao nhiêu việc thị phi, phải trái, tốt xấu, khen ngợi, phỉ báng tràn ngập, nhồi nắn cuộc sống hành giả như trận bão lòng. Nhưng hành giả đã dứt khoát để ngoài tai những thị phi thế gian đầy phiền nhiễu này, xem chúng như những cánh hoa tàn úa rơi xuống đất, trả về cho cát bụi, không đáng quan tâm. Chẳng những thị phi không làm dao động tâm hồn hành giả, cho đến mọi cám dỗ, được thua, quyền lợi, danh thơm, tiếng xấu… chẳng có chút tác dụng gì đối với lòng hành giả đã đóng băng như tuyết lạnh trong đêm đen. Dưới mắt hành giả, thị phi, danh lợi chỉ là những thứ giả huyễn, rồi cũng tan biến ra mây khói, khi thân này chui xuống nấm mồ. Quán tưởng như vậy và lặn sâu vào lý Pháp giới để sống, tâm hồn hành giả thăng hoa theo từng bước tu chứng.
Trong thế giới khổ của chúng sanh, hành giả không khổ, vì đang sống với tạng tâm của mình. Sóng gió thị phi, danh lợi không còn khuấy động, hành giả tìm được niềm vui trong sự an tịnh. Một nguồn vui an tịnh không tìm cầu bằng cách sống ẩn dật, lánh xa trần thế, mà đó là niềm vui của tâm hồn bình ổn, thanh thản, lạc quan, kết quả của một quá trình từng bước diệt trừ vô minh, loại bỏ phiền não do tham lam, chấp trước gây ra.
Trong chân lý Khổ tập, Đức Phật chỉ rõ rằng chính lòng tham là nguyên nhân trực tiếp phát sinh mọi tội lỗi, khổ đau. Tâm ham muốn của con người, nếu có hình tướng, thì không còn chỗ nào dung chứa. Chúng sanh vì quá tham lam, muốn ôm tất cả những gì ngoài tầm tay, nên trở thành ngu si, mờ ám. Họ không còn thấy thực tế, hành động mê muội, làm thiệt hại quyền lợi của người và trái ngược với định luật khách quan hiện hữu. Vì vậy, họ phải chuốc lấy đau khổ, khổ trong từng sát-na tâm, không phải chết mới khổ.
Ghi nhớ lời Phật dạy, trên bước đường tu, hành giả quán sát tham dục là cội nguồn của bất hạnh, khổ đau, nhận chìm hành giả trong chốn sanh tử luân hồi. Từ đó, hành giả sẵn sàng đoạn dứt lòng tham, thường niệm tri túc, sống với những gì trong tầm tay. Hành giả đứng đúng vị trí của mình, không sanh vọng tâm tham đắm, mong cầu gì khác. Chỉ làm việc theo yêu cầu của người, của xã hội, thân tâm hành giả được hoàn toàn tự tại, an vui.
Khi lòng tham đã được cắt bỏ, hoa thị phi rơi rụng, mưa danh lợi dứt tạnh, thì bốn núi sanh, lão, bệnh, tử hoàn toàn vắng vẻ đối với hành giả. Thoát khỏi sự chi phối của thân ngũ ấm, hành giả nở nụ cười nhẹ trước sự hợp tan của cái thân phù du, bèo bọt. Từ đó, hành giả chợt bừng tỉnh, nghe được tiếng chim oanh hót báo hiệu mùa đông giá lạnh đã qua, nhường chỗ cho mùa xuân đến. Nói cách khác, tác động của ngũ ấm, hay thị phi, danh lợi, tham muốn đã tan biến hoàn toàn, thì chơn tâm hiển hiện bừng sáng. Hành giả trực nhận được pháp âm vi diệu của Đức Phật Thích Ca, bắt gặp được Pháp thân hằng hữu không sanh không diệt trong chính mình, chấm dứt chuỗi ngày u buồn đen tối. Đạt đến trạng thái ngộ đạo này, mùa xuân bao la, kỳ diệu đã nở trong lòng hành giả. Đó là mùa xuân vĩnh viễn, hay Niết-bàn mà hàng Nhị thừa tu chứng được. Nhờ trải qua một quá trình tu dưỡng thân tâm, gạn lọc, cắt bỏ tánh tham lam, ghét ganh, thị phi, danh lợi của chúng sanh, hành giả đạt đến bốn tướng Niết-bàn là chơn thường, chơn lạc, chơn ngã và chơn tịnh.
An trụ trong tướng Niết-bàn thứ nhất, hành giả tìm được chơn lạc là nguồn vui thường hằng, không cần đối tượng. Vui trong lòng với chính mình, nên mùa xuân được tô điểm bằng những đóa hoa lòng không bao giờ tàn phai, vì chúng không lệ thuộc vào sự mất còn của đối tượng, vào ngoại cảnh, hay vào người khác. Niềm vui vô tận lưu chuyển trong nội tâm của người tu chứng. Kẻ ngoại cuộc hoàn toàn không thể bước chân vào thế giới chơn lạc của hành giả. Kinh thường ví như chỉ có người uống nước mới biết được mùi vị của nước như thế nào. Hơn thế nữa, chỉ riêng con người thật của hành giả là chơn ngã mới sống được với niềm vui và tận hưởng chơn hạnh phúc ấy. Còn con người sanh diệt của hành giả cũng hoàn toàn tuyệt phần.
Chơn lạc và chơn ngã tự phản ứng ngay trong lòng hành giả. Cả hai tác động hỗ tương mật thiết đến độ tuy hai mà một, vượt ra ngoài trạng thái sanh diệt. Chúng hằng hữu dưới dạng Vô sanh, nên được gọi là chơn thường, hay tướng Niết-bàn thứ ba. Nói theo kinh điển, từ Như Lai tạng tâm ở dạng Vô sanh, các pháp Vô sanh. Tâm và pháp Vô sanh duyên với nhau, tạo thành Niết-bàn không sanh tử của A-la-hán.
Đạt được ba tướng Niết-bàn là chơn thường, chơn lạc và chơn ngã không nằm trong sanh diệt, thì đương nhiên hiện hữu tướng Niết-bàn thứ tư có tính cách chơn tịnh, hoàn toàn trong sạch. Đó là quá trình của hàng Nhị thừa tu từ nhân hướng về quả. Họ dùng pháp Phật rửa sạch vọng tưởng điên đảo, thân tâm được an lạc. Họ thành tựu bốn tướng Niết-bàn, đắc quả La-hán.
Với tâm hồn trong sáng, thoát ly sanh tử của cảnh giới Niết-bàn, hành giả nhìn lại cuộc đời thấy đúng như lời Phật dạy rằng nước mắt chúng sanh nhiều hơn đại dương. Hành giả khởi tâm từ bi, bắt đầu dấn thân hành Bồ-tát đạo, chan hòa tình thương cho mọi người, mong muốn mọi người cũng được giải thoát, an lạc như mình.
Ngày nay, bước theo dấu chân Phật, tình thương phát khởi trong tâm hồn chúng ta, thể hiện thành những việc làm hữu ích cho xã hội. Tình thương, sự giúp đỡ nhau một cách chánh đáng, chân thành, bất vụ lợi về vật chất, cũng như dìu dắt người thăng hoa tri thức. Những việc làm này đều nói lên đạo hạnh từ bi trong sáng của hàng đệ tử Phật.
Khởi đầu bằng tâm từ bi có giới hạn, tiến lên thực hiện tâm từ bi vô cùng, nhưng cả hai đều phát xuất từ chơn tâm hay chơn tình của hành giả đối với người. Thực sự lòng từ bi khởi từ chơn tâm, dù có giúp hay không, người vẫn quý mến hành giả. Trái lại, thực hiện lòng từ bi theo tâm lượng của chúng sanh, nghĩa là tu trên Căn, Trần, Thức, thì không phải là pháp của Bồ-tát. Vì thế, giúp người mà buộc họ phải lệ thuộc mình; hễ làm trái ý là ta ghét bỏ họ ngay.
Chúng ta dễ dàng nhận ra được tâm từ bi sai pháp khi người muốn giúp đỡ, bố thí, mà không ai dám nhận lòng tốt của họ, hoặc đôi khi người nhận của bố thí cảm thấy như nuốt viên sắt nóng. Quan sát phản ứng của người, để chúng ta biết mình đang tu hạnh từ bi trên Căn, Trần, Thức, hay trên chơn tánh.
Ở giai đoạn thứ nhất tu hành, nghiệp và phiền não của chúng sanh rất đáng sợ đối với hành giả. Nhưng đến giai đoạn hai, đứng trên lập trường giải thoát, trở lại cuộc đời, đối tượng của Bồ-tát là chúng sanh đau khổ. Kinh Duy Ma dạy rằng chúng sanh không có nghiệp ví như đất không có mầu mỡ, không gieo trồng gì được. Cỏ không mọc được, thì cây bồ-đề lại càng khó lên.
Nhờ tiếp cận chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não, hành giả nhận ra được những tệ xấu của chúng sanh và của chính bản thân. Trên bước đường tự hành hóa tha, phục vụ chúng sanh, đồng thời cũng diệt trừ được nghiệp ác của mình, hay tự lợi tức lợi tha. Với pháp tu này, chúng sanh chính là ân nhân trợ giúp Bồ-tát sớm thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác. Trái lại, chúng sanh gặp chúng sanh, thì nghiệp và phiền não càng đổ ra bao nhiêu, chúng ta càng chìm sâu trong phiền não bấy nhiêu. Vì vậy, ở lập trường ngũ uẩn, chúng ta sẽ bị khổ nhiều khi tiếp cận nhiều với chúng sanh.
Phát khởi niệm tâm từ bi dẫn Bồ-tát hội nhập vào cuộc đời để cứu vớt chúng sanh. Cứu một người, hai người, cho đến cứu được nhiều người, cuối cùng, nương theo tâm từ bi vô lượng của Đức Phật, Bồ-tát cứu độ muôn loài. Dù gặp chúng sanh thuận theo hay ác nghịch, tâm Bồ-tát vẫn bao dung, không bỏ sót loài nào. Thật vậy, tất cả loài hữu tình đến với Đức Phật đều thương Ngài như đấng Cha lành. Việc làm thánh thiện của Đức Phật thể hiện rõ nét tâm từ bi hỷ xả. Những người tu sai pháp thì chỉ từ bi hỷ xả trên đầu môi chót lưỡi. Cuộc sống của họ chẳng những không tiêu biểu một chút gì hỷ xả từ bi, mà còn trái ngược, có khác gì phỉ báng pháp Phật.
Vị Bồ-tát tiêu biểu cho hạnh nguyện từ bi viên mãn, kế thừa sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca ở cõi Ta-bà là Di Lặc Bồ-tát. Ngài là vị Bồ-tát duy nhất được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật kế tiếp cũng có tên là Di Lặc. Di Lặc dịch từ Phạn âm Maitreya, dịch nghĩa là Từ Thị.
Ngài có danh hiệu này vì theo kinh Hoa nghiêm, khi phát tâm tu hành đạo Bồ-tát, Ngài đã khởi tu tâm từ trước nhất. Và Ngài nguyện đời đời kiếp kiếp ở bất cứ nơi nào cũng mang tên Từ Thị, cho đến thành Phật cũng vẫn giữ danh hiệu này. Nghĩa là trong thâm tâm của Bồ-tát Di Lặc luôn luôn theo đuổi mục tiêu mang vui cho đời. Trải qua quá trình tu đạo Bồ-tát dài lâu, tâm nguyện của Ngài trở thành sự thật. Ngài chứng được Từ tâm Tam muội.
Kinh Đại thừa diễn tả Bồ-tát Di Lặc ở nhiều dạng khác nhau. Theo kinh Hoa nghiêm, ngài Di Lặc đứng ở vị trí thứ 51 trong 53 nấc thang, từ khi phát tâm tu Bồ-tát đạo đến thành Phật. Đây là giai đoạn cuối đối với hành giả nào muốn tu Bồ-tát hạnh, thành quả Vô thượng Bồ-đề, thì phải diện kiến ngài Di Lặc. Như Thiện Tài đồng tử đã trải qua 50 chặng đường cầu đạo, gặp 110 thiện tri thức, mãn Thập địa Bồ-tát, mới gặp Di Lặc. Gặp Di Lặc cũng có nghĩa là tu tâm từ, đồng hạnh đồng nguyện với Ngài, cho đến thành tựu Từ tâm Tam muội bằng như Thiện Tài đồng tử, mới được Di Lặc Bồ-tát mở cửa Tỳ Lô Giá Na lâu các để thâm nhập Pháp giới.
Chúng ta theo gót ngài Di Lặc, tu tâm từ, quyết chí mang an vui cho người. Tuy nhiên, phước đức của chúng ta còn kém, khả năng còn yếu, chúng ta tự nhủ lòng rằng bất cứ lúc nào đủ điều kiện, sẽ đáp ứng yêu cầu của người. Quán tưởng tâm từ thuần thục, đến mức độ trở thành tánh thì có lực tác dụng vào chúng sanh vô hạn, gọi là Từ tâm Tam muội.
Từ tâm Tam muội của Di Lặc được trắc nghiệm trong Pháp giới. Ngài không trực tiếp đến an ủi chúng ta. Ngài nhập định, sử dụng Từ tâm Tam muội, thì giữa ngài và chúng sanh có sự tương giao. Chúng sanh nào có nhân duyên căn lành với Bồ-tát Di Lặc, sẽ cảm thấy vui khi khởi niệm nghĩ đến ngài. Nguồn vui của Di Lặc mang đến không phải là cái vui do tác ý. Vì khi có tác ý, chúng ta đã hành động trên “Thức”, nên luôn luôn bị phản ứng phụ; nghĩa là chúng ta làm cho A vui thì sẽ làm mất lòng B.
Sống với bốn tâm vô lượng này, để chuyển đổi đời mình thành mùa xuân đầy hoa đạo, tỏa ngát hương thơm Từ Bi Hỷ Xả
Sống trong giải thoát, thấy chúng sanh khổ, hành giả khởi tâm đại bi, giúp người cùng an vui. Tuy nhiên, gặp cảnh khổ mà vội vàng giải quyết ngay, thì chỉ là cách ứng xử của Bồ-tát nhập ám. Bồ-tát có trí tuệ phải thấy một sự kiện xảy ra có liên hệ đến nhiều vấn đề khác, nên không thể giải quyết đơn giản, một mặt được. Thí dụ nhìn thấy sự hốt hoảng của con nai khi bị con hổ vồ, ai mà không khởi tâm thương xót con nai. Nhưng nếu cứu con nai thì sự sống của con hổ sẽ được giải quyết cách nào đây.
Vì thế, mỗi khi làm việc gì, Bồ-tát phải quán sát sự tương quan tương duyên chằng chịt, phức tạp giữa các loài trên thế gian. Gỡ rối mọi việc thế nào cho công bằng, hợp tình hợp lý là việc không đơn giản. Trên bước đường tu, cởi trói cho riêng mình tương đối dễ. Cởi bỏ vướng mắc giùm người khác thì khó quá, vì chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não là cả một vấn đề.
Nhận chân rõ như vậy, bên cạnh hạnh từ bi, hành giả phải thực hành tâm hoan hỷ, luôn chấp nhận tất cả khó khăn đổ lên thân tâm mình. Ý này được ngài Phổ Hiền dạy rằng Bồ-tát phát nguyện chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường chư Phật. Dấn thân hành Bồ-tát đạo nghĩa là chấp nhận khổ, nhưng chấp nhận với lòng đại bi. Vì thế, dù gặp hoàn cảnh xấu ác, hay dễ dàng, Bồ-tát luôn nở nụ cười hoan hỷ như ngài Di Lặc. Riêng tôi, hành đạo gặp nhiều khó khăn, gai góc, tôi vẫn cảm nhận được sự huy hoàng trong đời sống tâm linh, vì đã vượt qua được một chướng ngại để sống gần Phật hơn.
Cần cảnh giác rằng trên đường hiểm sanh tử, chúng ta luôn phải đối đầu với nhiều tệ ác mỗi ngày một lớn hơn. Trải qua vô số gian nan, vất vả, mới đến Bảo sở. Nếu thiếu hỷ tâm sẽ không thể nào bước vào cõi đời này để tu Bồ-tát hạnh được.
Và sau cùng, muốn đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, hành giả phải trang bị tâm xả. Hành giả đến với chúng sanh, trải rộng thế giới thương yêu hiểu biết cho họ, không chút lòng mong cầu báo đáp, không muốn người bị lệ thuộc. Hành giả chỉ theo đuổi mục tiêu duy nhất là giúp cho mình và người cùng được giải thoát. Chúng sanh vô tình hay cố ý gây khó khăn, phá hại, hành giả vẫn khoan dung, tha thứ cho họ.
Chẳng những xả bỏ việc xấu ác, ngay cả việc làm tốt của người, hay của chính mình, hành giả cũng không để vướng bận trong lòng, dù là nhỏ như một hạt bụi.
Tâm gương của hành giả hoàn toàn vắng lặng, trong ngần, dứt sạch mối manh đối đãi, sanh diệt, thể nhập vào Tỳ Lô Giá Na tánh. Hành giả tự trang nghiêm bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỷ Xả đầy đủ, mới có thể tiếp tục thực hiện các Bồ-tát hạnh khác.
Trước thềm năm mới, mừng đón xuân về, mừng ngày Đản sanh Đức Phật Di Lặc, chúng ta cùng ôn lại hạnh nguyện Từ Bi Hỷ Xả của Đức Di Lặc. Và chúng ta cũng ghi nhớ, sống với bốn tâm vô lượng này, để chuyển đổi đời mình thành mùa xuân đầy hoa đạo, tỏa ngát hương thơm Từ Bi Hỷ Xả. Chúng ta cùng nhau dâng lên cúng dường Đức Từ Thị những đóa hoa đạo hạnh Từ Bi Hỷ Xả, kết thành mùa xuân bất diệt trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, làm sáng đẹp cho đời trong hiện tại và mãi mãi muôn kiếp về sau.
HT.Thích Trí Quảng
Từ Bi Hỷ Xả 4 Chữ Cần Có Trong Tình Yêu
TỪ BI HỶ XẢ 4 CHỮ CẦN CÓ TRONG TÌNH YÊU
Cô ấy hiểu con – chàng trai trả lời đơn giản.Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu. “Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”, thiền sư kết luận.
Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thường xảy ra. Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó. Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.
“Từ”là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỷ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỷ xả”?!
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.
Các loại tin khác:
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾNTHÁM TỬ HÔN NHÂN THÀNH ĐẠT
Thống kê truy cập
Số người truy cập: 14
Lượt truy cập hôm nay: 193
Lượt truy cập: 506652
Thế Nào Là Từ Bi Hỷ Xả? Hiểu Sao Cho Đúng Tinh Thần Phật Đạo?
Viết và luận giảng bởi: Kim Cang Tấn Dũng. Ngày 25 tháng 8 năm 2015
Đã từ lâu mọi người, những ai là Phật tử theo đạo, đều được nghe hoặc được giảng ít nhiều về Tứ Vô Lượng Tâm trong nhà phật – hay còn được gọi là Đạo Từ Bi Hỷ Xả của nhà Phật. Bên Thiên Chúa Giáo hay Công Giáo thì người ta gọi là Tình Thương, là Lòng Bác Ái của Chúa. Về cơ bản thì gần như nhau.
1. Tự lợi – Lợi Tha & Tự Giác – Giác Tha: bất cứ luận nghĩa về lý hay vận dụng về sự đều phải có lợi cho mình và có lợi cho người. Mình được giác ngộ tức là người khác cũng được giác ngộ hoặc ngược lại. Nếu vẫn chưa luận hay dụng được hai mặt này thì xem như vẫn còn chưa thông. Lý sự chưa viên dung.
2. Hiển – Mật Đồng Đẳng: Mọi lý luận về nghĩa hay dụng về sự đều có hai mặt của một vấn đề. Nếu nhìn được phần Hiển thì cố gắng nhìn luôn phần Mật để thấy tính Chân Thật của nó. Hay nói đúng hơn là vận dụng Bát Nhã Trí (cơ bản là Pháp Đối Trị) làm chủ đạo trong tư tưởng, như là mẹ của các Pháp mà Phật đã nói đến.
3. Ngã Nhân Chúng Sanh Thọ Giả như huyễn: tức cả các hiện tượng đều do nhân duyên mà sanh. Nếu đã do nhân duyên sanh thị thoắt đến thoát đi, có thường có đoạn. Nhìn các hiện tượng bên ngoài để đối ứng vào bên trong và ngược lại. Hiểu được vậy thì mới thấy được Ngã Nhân như Huyễn, mới nắm bắt sâu được tính chân thật của Lý và Sự.
4. Hai Vô Ngã: Pháp vốn Vô Ngã, Nhân cũng vốn Vô Ngã
Phần 1: Thế thì hiểu như thế nào là Từ, là Bi, là Hỷ và là Xả?
Trước hết chúng ta đi vào chiều Hiển Nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm.
Tâm Từ: là một trạng thái mở rộng tấm lòng bao dung, thông cảm, yêu thương đối với tất cả sự vật, con người xung quanh mình. Đối lập với “lòng từ” là “lòng sân hận”, là một trạng thái ghét bỏ, chán chường, phân biệt với tất cả mọi sự vật, con người xung quanh. Như vậy, người có lòng từ nhìn thấy xung quanh một tinh thần bao la bác ái, dễ đón nhận và hòa mình vào thế giới tâm của mọi vật. Nhìn thấy một người làm sai, làm ác, làm một việc không thiện, với một người có lòng từ, họ không trách móc, phê phán, chê bai mà ngược lại họ lại cảm thông, tìm hiểu để biết được nguyên nhân của sự việc với lòng từ tâm của họ thay vì sân hận họ.
Tâm từ thể hiện đến đâu thì mang đến đó một xúc cảm nhẹ nhàng, êm dịu, chan hòa, ấm áp môi trường xung quanh mình. Khi tâm từ xuất hiện thì đương nhiên tâm sân hận sẽ giảm hoặc mất đi, những ác ý, thù oán sẽ không phát sinh. Tâm từ ở đây là nói đến lòng yêu thương về tinh thần chứ không phải vật chất là sự yêu thương xác thịt, cơ thể hay lòng triều mến vị kỷ, lòng luyến ái vì một mối nhân duyên thâm tình nào.
Nhưng theo tinh thần tự lợi – lợi tha, Tâm Từ đối với xung quanh như thế nào thì cũng được thể hiện đối với chính bản thân mình như thế đó. Cảm thông, yêu thương mọi người xung quanh thì cũng phải yêu thương lấy chính bản thân mình. Lo lắng mọi người vì lòng từ ái mà quên đi bản thân thì đó là tâm “từ kỷ” để rồi bản thân mình không được khoẻ mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần thì ấy là hiểu sai Tâm Từ của nhà Phật. Chúng ta phải hiểu nhà Phật muốn nói đến tâm từ ở đây là “Tâm Từ Mẫn”, dùng sự sáng suốt của lý trí, lý lẽ của Phật Đạo mà thể hiện lòng từ với mọi chúng tình (Chúng Sanh hữu tình và vô tình) một cách đúng nhất theo thời gian, không gian và tâm đạo. Đó là Hiển Nghĩa của Tâm Từ.
Tuy nhiên, khi nói đến Tâm bi, người ta thường nghĩ ngay đến việc thương xót những người nghèo hèn, bần cùng, cơ cực hay những người đang đau khổ mà thương xót. Điều đó cũng đúng nhưng đó là lòng thể hiện sự “Bi Ai” của con người chúng sanh chứ không phải là “Lòng Bi” theo tinh thần nhà Phật. Cũng giống như trên, Tâm Bi mà nhà Phật muốn nói đến là “Tâm Bi Mẫn”. Việc thể hiện tấm lòng thương xót Chúng tình cần phải dùng sự sáng suốt bằng lý trí mà thể hiện.
Không phải nhìn thấy cảnh đau khổ rồi hùa mình vào đó mà thương xót, thể hiện lòng bi ai rồi tâm mình cùng đau khổ, cùng bệnh theo họ thì như vậy là hại người hại ta rồi? Thương xót họ, đồng cảm với phiền não của họ, và vì Lòng Bi Mẫn của nhà Phật mà giúp họ một cách sáng suốt để thoát khỏi phiền não một cách gián tiếp hay trực tiếp, thấy giúp mà không có giúp, không có mong cầu báo đáp thì đó là lòng Bi Mẫn. Đồng cảm với đau khổ của chúng sanh nhưng tâm phải được thanh tịnh, tâm không bị cấu nhiễm bởi sự phiền lụy để rồi làm cho tâm phiền muộn kiểm soát chính mình thì đó mới chính là sự Bi Mẫn mà nhà Phật muốn nói đến. Chúng ta sẽ bàn sâu thêm phần Tâm Từ Bi theo nghĩa Mật và cách vận dụng thì sẽ được hiểu sâu thêm phần này.
Tại sao Tâm Từ và Tâm Bi thường đi liền với nhau? Cơ bản vì Tâm Bi làm nhân và Tâm Từ làm Quả nên cặp phạm trù này đi liền với nhau. Nhờ có tâm bi làm nhân (tâm thương xót), khi gặp duyên là hoàn cảnh hoặc sự việc phiền não diễn ra thông qua tai nghe, mắt thấy thì Tâm Từ (Tâm bao la) khởi lên với lòng bao dung và thông cảm hiển hiện cho Chúng tình xung quanh. Người ta gọi chung qui lại là Tâm Từ Bi.
Tâm Hỷ: là một trạng thái vui vẻ, hoan hỷ, lạc quan cho những Chúng tình xung quanh đang gặp được nhiều điều may mắn, gặp thiện nghiệp, cuộc sống an lạc hoặc thấy Chúng tình đang hướng thiện, hướng đến Tam bảo và giải thoát. Đối lập với “lòng vui vẻ = tâm hỷ” là “lòng ganh tỵ = tâm sân”. Tâm sân luôn luôn không chấp nhận hoặc thỏa mãn những gì xung quanh có và hơn mình nhưng ngược lại với người có tâm hỷ, họ cùng hòa mình vào niềm vui chung của mọi người, hoặc thậm chí luôn mang trong tâm một trạng thái làm thế nào mọi người luôn luôn được hoan hỷ và đương nhiên trong đó cũng có mình theo tinh thần tự lợi – lợi tha.
Tâm hỷ luôn tạo ra một không gian/ một trạng thái hỷ lạc và lạc quan, họ luôn luôn nghĩ đến ánh sáng (mặt tốt của sự việc) trong mọi lúc mọi nơi cho dù bóng tối (mặt không tốt của sự việc) có vây quanh lấy chính họ. Do Tâm hỷ là sự vận hành lý trí tâm bên trong nội tại, nên Tâm hỷ hoàn toàn độc lập và không bị kiểm soát bởi tính sự bên ngoài tác động.
Tuy nhiên, để có được Tâm hỷ thì vô cùng khó so với Tâm Từ Bi vì người có tâm Hỷ phải luôn luôn chủ động dùng lý trí và sự sáng suốt của Giáo lý nhà Phật mà nhìn mọi sự vật hoặc chúng tình xung quanh trong con mắt lạc quan, hoan hỷ cho dù Cảnh và Trần theo nhân duyên diễn ra tốt hay xấu đi chăng nữa. Đó mới chính là Tâm hỷ Lạc thật sự mà theo Hiển nghĩa nhà Phật muốn nói đến.
Tâm Xả: là một trạng thái muốn hoặc hành động/suy nghĩ buông bỏ, đưa ra ngoài, bỏ qua hết những phiền não, những thứ không tốt, những bóng tối của chính Mình và cả của những Chúng tình xung quanh mình đang gặp phải. Trái với “Tâm xả” là “Tâm cố chấp” vì Tâm cố chấp là loại tâm luôn luôn muốn giữ lại, không từ bỏ bất cứ thứ gì cho dù thứ đó có lợi hoặc có hại cho ta hay cho mọi người xung quanh. Tuy nhiên, mọi người trước giờ vẫn suy nghĩ hoặc được giảng rằng Tâm xả là chỉ đơn thuần buông bỏ hết mọi thứ xung quanh thì đã coi như xả, không quan tâm đến nữa.
Hiểu như vậy là hiểu sai tinh thần Phật đạo rồi. Xả bỏ ở đây không phải là buông bỏ hết, không màng đến là xả vì hành động như thế, mang cái tâm như thế thì đâu khác gì là một tâm lãnh đạm, một tâm thờ ơ, một tâm vô thường rồi? Nói đến tâm xả mà hiểu không rõ ý nghĩa “buông xả” thì nếu ta buông bỏ hết, không quan tâm nữa thì những lý giải bên trên về Tâm Từ Bi, Tâm Hỷ làm sao mà thực hiện được nữa?
Buông xả ở đây là loại bỏ khỏi tâm mình những tạp niệm, những suy nghĩ trói buộc, những suy nghĩ phiền não mà gây hại cho mình và người, làm cho mình và người không được yên được an lạc. Còn những điều gì tốt đẹp, những suy nghĩ an lạc cho cả mình và người thì cứ giữ lại. Bởi thế, theo đúng tinh thần tự lợi – lợi tha, Tâm xả nhiều khi được vận dụng không chỉ vì lợi cho mình mà xả nhưng đôi khi vì lợi cho người mà chúng ta cũng phải xả.
” Một ví dụ cho thấy: một người nào đó vô tình họ gặp ta và chửi mắng ta, theo thông thường thì chúng ta sẽ bực tức và chửi mắng lại. Nhưng khi nghĩ đến lý nhân quả của nhà Phật, họ mắng ta họ sẽ bị nghiệp ít nhiều, khi ta mắng lại ta cũng bị thế. Nghiệp cứ sẽ chồng nghiệp mặc dù nhân duyên người lạ đến mắng ta không rõ nguồn gốc (Phần này sẽ nói sâu thêm ở phần Mật Nghĩa). Vì nghĩ đến cái xấu sẽ mang đến cho cả người chửi ta và cả ta khi chửi lại, ta quyết định XẢ. Vậy hành động buông xả này hoàn toàn khác với hành động thờ ơ, không quan tâm đến, lãnh đạm hay xem vô thường. Vì sao khác? Khác là vì diễn biến tâm khác. Trong tâm diễn ra một loạt các loại tâm từ bình thường tâm đến phức tạp tâm, nhưng nhờ vận dụng lý trí sáng suốt của nhà Phật mà đi đến quyết định dùng Tâm xả có lợi cho người và mình thì đó mới đúng là Tâm xả theo Hiển nghĩa nhà Phật muốn nói đến. Không những thế, khi vừa xả xong, ta lại cảm thấy thương cho người chửi ta vì nghĩ đến nghiệp họ sẽ gánh, lập tức Tâm Từ và Tâm Bi xuất hiện. Và sau cùng, nhờ ta làm hành động xả ít nhiều cũng không tạo nghiệp thêm cho họ, Tâm Hỷ liền đến. Như vậy, tâm xả là tâm khó thực hiện nhất do ta xả vì có lợi cho cả mình và người bằng lý trí sáng suốt và khi dùng tâm xả đã bao gồm Tứ vô lượng tâm trong đó.”
Bây giờ, chúng ta đi sâu vào chiều Mật Nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm. Hiểu thế nào là chiều Mật Nghĩa? Ở đây, chúng ta sẽ nhìn Tứ Vô Lượng tâm theo 3 thời: quá khứ – hiện tại – vị lai và vận dụng lý thâm sâu của Lý & Sự viên dung để hiểu thêm về mặt Mật Nghĩa của Tứ Vô Lượng tâm này.
Như chúng ta thấy, mỗi một sự việc hoặc một Chúng Tình (= chúng sanh hữu tình và vô tình) ở hiện tại đang gặp những quả An lạc, Hạnh phúc, Giàu Sang hay ngược lại quả Đau khổ, Phiền não, Nghèo hèn thì chắc chắn đều do Nhân Duyên và Nhân Quả hình thành nên. Nhân ở trong quá khứ thuộc kiếp này hay các kiếp trước hình thành quả của ngày hôm nay. Biết được thế thì cũng tương tự phải hiểu rằng, Quả của ngày hôm này sẽ thành Nhân trong quá khứ nếu chúng ta nhìn đến quả của tương lai. Nghĩa là cái quả hiện tại không có nghĩa là cố định hay không thay đổi được. Nếu chúng ta tạo nhân trợ duyên tốt thì tương lai cũng sẽ gặt hái được quả lành quả thiện thay vì quả ác quả nghiệp. Với cách nhìn 3 chiều: quá khứ – hiện tại – vị lai về nhân quả rồi thì vẫn chưa đủ. Để nhìn được thêm Mật nghĩa của Tứ vô lương tâm, điều kiện cần nữa là chúng ta cần vận dụng thêm lý & sự của nhà Phật nữa thì cái nhìn mới vẹn toàn. Nói như vậy chắc là nghe khó hiểu và các bạn tưởng tôi nói vòng vòng?
Ở đây muốn nhắc các bạn rằng, về mặt Hiển nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm đã được diễn bày ở trên, chúng ta có thể dụng tâm theo đúng tinh thần hiển nghĩa đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể bị lầm nếu không nhìn xuyên suốt ba thời và lý nhân quả thì tâm thể hiện có thể không đúng.
” Một ví dụ rằng: Đối với những người nghèo hèn, khổ đau chúng ta thể hiện tâm từ và tâm bi. Điều này đúng. Nhưng khi tiếp xúc, chúng ta thấy họ vẫn lạc quan, không nghĩ đến các ác nghiệp để mưu sinh và cuộc sống vẫn an lạc, vẫn hướng đến Tam bảo thì rõ ràng tương lai của họ sẽ được sáng, chúng ta thay vì cảm thấy thương xót họ (tâm bi) thì ngược lại chúng ta cảm thấy vui vẻ hoan hỷ (tâm hỷ) cho họ khi thấy được tiền đồ của tương lai ở kiếp này hoặc kiếp sau do nhân thiện nghiệp gieo ở hiện tại”.
Ngược lại một gia đình giàu sang phú quý, chúng ta dụng tâm hỷ với họ là đúng. Nhưng tương tự trên, khi tiếp xúc, chúng ta nhận ra rằng cái quả họ đang có là do ác nghiệp tạo nên, vậy nếu họ không gây thiện nghiệp ở hiện tại này thì liệu cái Vui của họ sẽ được bao lâu? Với cách nhìn Mật nghĩa ấy, trong tâm chúng ta sẽ lập tức hiện lên Tâm Bi và Tâm từ đối với họ. Tâm bi là vì thương xót và đau khổ khi nhìn thấy tương lai mà họ sẽ gánh do cái quả của quá khứ và hiện tại hình thành.
Tâm từ là hiểu và bao dung được cái quả họ có hiện từ do ác nghiệp quá khứ mà ra, mà tại sao do ác nghiệp quá khứ có, vì họ cũng muốn hạnh phúc nhanh trong hiện tại mà thôi. Tâm tốt lành nhưng hành động sai trái, thấy điều đó mà thương mà khởi tâm Từ. Thấy thương thề, chúng ta khuyên răn họ nên chuyên tâm từ đây mà hãy làm những thiện nghiệp, thiện căn, hướng đến Tam bảo, hãy cố gắng buông bỏ bớt những cái không tốt cho quả tương lai mà hãy hướng về những cái tốt cho quả tương lai. Làm được thế thì tức là cả ta và người cùng nhau hướng về Tâm xả.
Qua ví dụ trên, chúng ta thấy, khi nhìn kỹ vào mặt Mật Nghĩa, thì với một hiện tượng vui chưa chắc là Tâm hỷ và với một chúng tình đang khổ, chưa chắc là Tâm bi. Thấy một chúng sanh khổ chưa chắc là tương lai khổ và một chúng sanh sướng chưa chắc tương lai được an lạc nếu không biết quả hôm nay là thành Nhân trong quá khứ.
Tứ Vô lượng Tâm (Từ Bi Hỷ xả) được vận dụng linh hoạt theo cả mặt Hiển và mặt Mật tùy biến theo nhân duyên và theo ba thời như trên đã diễn bày. Và điều này hoàn tòan Khế cơ và Khế lý theo tinh thần của nhà Phật đã nói trên: tự lợi – lợi tha, hiển – mật đồng đẳng, lý – sự viên dung và cuối cùng: ngã nhân chúng sanh thọ giả như huyễn.
Phần 2: Vậy làm thế nào để vận dụng Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả trong tu tập và trong cuộc sống?
Khi đã hiểu rõ được Từ Bi Hỷ Xả theo tinh thần trên, khi chúng ta dung trong Tu tập và trong cuộc sống, chúng ta nên theo tinh thần:
Từ Câu Bi Dẫn Hỷ Phược Xả Đẳng
Vì sao lại như thế?
Đối với Tâm Từ: Chúng ta thể hiển Lòng Từ để câu dẫn Chúng Tình (= Chúng sanh hữu tình và vô tình) vào cái Duyên Khởi lành. Muốn chúng tình được tốt, được tương lai an lành thì nếu chúng ta không gieo Duyên lành thì sao họ có được quả lành?
Một chúng tình đã có lòng từ rồi thì họ không thể khởi ác, khởi tham, khởi sân và khởi si. Làm như vậy thì chúng ta cùng nhau đang giúp Chúng Tình chuyển hóa tam nghiệp và tinh tấn trong tu hành cũng như trong đời sống rồi. vậy thì tại sao chúng ta không bắt đầu như thế?
Đối với Tâm Bi: Chúng ta thể hiển Lòng Bi để Chúng Tình cảm nhận được sự đồng cảm, đồng hành đồng sự thì họ mới đồng ý cho chúng ta Dẫn họ ra khỏi nghèo, khỏi khổ, khỏi phiền muộn chứ. Bản thân con người hoặc một chúng tình đâu có dễ dàng chấp nhận đi chung với một người khác nếu người đó không là đồng hành hoặc đồng sự. Mà nếu không đi chung thì làm sao chúng ta dẫn họ ra được khỏi khó khăn phiền muộn chứ? Ra rồi không có nghĩa là sẽ không vô lại. Một chúng tình được giúp đỡ thoát ra khỏi phiền muộn thì lập tức dung ngay quả lành này mà gieo cho minh những duyên lành tiếp theo, nếu không việc quay lại là điều không biết trước. Do vậy, khi thể hiện tâm bi, chúng ta phải luôn luôn đồng hành đồng sự dẫn họ đi ….và chi khi đi đến con đường Giải thoát và Giác ngộ thì cơ duyên quay lai phiền muộn mới dứt. Khi đó Tâm bi không cần dẫn nữa.
Đối với Tâm Hỷ: Chúng ta thể hiện Lòng Vui ra bên ngoài để chúng tình được vui theo. Tâm hỷ cũng có sức loan tỏa của nó, khi lực càng lớn thì môi trường / hoàn cảnh xung quanh cũng bị tác động tương ứng. Chúng ta vui và niềm vui của chúng ta quá lớn thì mọi người xung quanh cũng được vui lây. Chúng ta vui mà niềm vui của chúng ta không những quá lớn mà còn có điểm chung với mục đích lớn lao của mọi người hơn thì sức ảnh hưởng niềm vui sẽ như thế nào? Và với tấm lòng hoan hỷ đi đến đâu làm mọi người được hoan hỷ theo thì đó không phải là lợi mình và cũng lợi cho người sao? Tinh thần ấy liệu sao gọi là không chánh pháp!
Đối với Tâm Xả: Chúng ta thể hiện lòng buông bỏ không phải vì lợi cho riêng bản thân chúng ta mà còn phải vì lợi của mọi Chúng tình xung quanh nữa như đã nói ở trên. Mà muốn mang cái lợi ích đến cho cả mình và người thì không thể phân biệt cao thấp, không thể cân đo đong đếm, lại càng không thể chấp trong và chấp ngoài. Vậy thì với tinh thần ấy, chúng ta Xả là vì sự Bình Đẳng lợi ích của cả trong cả ngoài, cả mình và người. Lợi ích đây muốn nói đến là những gì tốt đẹp, những gì tạo phước trí, những gì giảm bớt nghiệp, những gì thuận duyên, những gì giảm phiền não v.v…thì vì điều đó mà chúng ta xả và bình đẳng cùng nhận được.
Đó chính là tinh thần của nhà Phật khi vận dụng và tu tập Tứ Vô Lượng Tâm
Drop] Thanh Xuân Tươi Đẹp
Chap 22
Tống gia. Thiên Bình cẩn thận đắp chăn lại cho Song Ngư, lặng người thở dài. Từ sau khi Bạch Dương bị thương đến nay, con bé tiều tụy thấy rõ. Song Ngư luôn tự trách rằng đó là lỗi của mình, cho dù Bạch Dương hiện giờ đã ổn, con bé vẫn như cũ cảm thấy có lỗi. Thiên Bình nghĩ nên ở cạnh bồi Song Ngư nhiều một chút, cho con bé sớm quên đi phiền não. Nhưng cô lại là thân bất do kỷ. Thiên Yết bận rộn sự vụ công ty, sẽ không có thời gian ở nhà. Bản thân cô sắp tới phải đại diện bệnh viện đi tham dự hội nghị cấp cao ở thủ đô và giúp Bảo Bình ở tuần lễ thời trang Thanh Hoa, thực sự là không thể phân thân. Baba và mama thì đang ở nước ngoài, Bạch Dương càng không thể. Con bé Song Tử dạo này bị ba mẹ quản rất chặt chẽ. Những người cô có thể tin tưởng để họ đặt chân vào Tống gia, thật sự rất ít. Khoan đã, còn có một người. Thiên Bình lấy di động ra, ấn một dãy số. Bên kia đầu dây, Cự Giải đang vùi đầu làm tài liệu nhận được điện thoại. Thấy đó là số lạ, cô định không nghe, nhưng rung rủi thế nào lại bắt máy. – Xin chào, tôi là Dương Cự Giải. – Chào cô Dương, tôi là chị gái của Song Ngư, Tống Thiên Bình. Cự Giải hơi kinh ngạc. Chính là cô tiểu thư kiêu kỳ Tống gia phủng như trân bảo chỉ đứng sau Song Ngư? Nhưng cô ấy tìm mình có việc gì? Không phải Song Ngư đã xin phép nghỉ dài hạn rồi sao? Nghĩ như vậy, nhưng Cự Giải vẫn trả lời : – Chào Tống tiểu thư, xin hỏi cô tìm tôi có việc gì không? – Thật ngại quá, cô giáo Dương. Dạo gần đây nhà tôi gặp một số chuyện, Song Ngư tinh thần hốt hoảng. Đúng lúc gia đình tôi rất bận không thể chăm sóc nó. Nên phiền toái cô có thể đến bầu bạn với Song Ngư vài ngày được không? Thiên Bình thành khẩn nói. Hết cách rồi, cô không thể để Song Ngư một mình ở nhà, cũng không thể bỏ hội nghị không đi. Dương Cự Giải là giải pháp duy nhất. Cự Giải nghe xong lời Thiên Bình, trầm mặc một chút. Trong mắt toát ra đầy hâm mộ. Song Ngư có được gia đình yêu thương như thế. Sống trong nhung lụa, muốn gì được nấy, ngày ngày vô lo vô nghĩ. Hiện giờ chỉ vì tinh thần hoảng hốt, cũng liền có người thân vì em ấy mà lo lắng. So với khối người, em ấy chắc chắn rất hạnh phúc. Nhưng là.. Tống gia tiểu thư liền tin tưởng mình như thế? Để cho mình một ngoại nhân vào Tống gia. Cự Giải rối rắm một chút, chung quy cũng không nên phụ người ta tin tưởng. Cô xem lại lịch làm việc của mình, hoàn hảo mấy ngày tiếp theo không có việc quan trọng lắm, liền thoải mái đồng ý, sau đó đánh đơn xin nghỉ việc. Cự Giải không biết là, ngày ấy khi cô đồng ý dạy đàn cho Song Ngư, thì tư liệu mười tám đời tổ tông của cô đã bị Thiên Yết tra rõ, tất nhiên vô cùng an tâm. Vì thế, Cự Giải sau khi tan làm trở về nhà liền khăn gói đến nhà Song Ngư ở. Cô thầm cảm thán một tiếng. Cự Giải ngay từ ngày đầu tiên đặt chân vào Tống gia, số phận rõ ràng đã định sẵn hai bên là liên kết không thể dứt bỏ. —- Hẻm nhỏ Bình An. Một chiếc Lamborghini đỏ thắm dừng trước ngõ gây tò mò cho người xung quanh. Nhưng khi nhìn thấy ở đầu xe gia huy mạ vàng sáng chói của Tống gia thì ai nấy đều thu liễm lại tâm tư. Từ bên trong xe ra một vệ sĩ áo đen đứng ngay ngắn, mở cửa xe cho người bên trong bước ra. Tiết Phi vừa đi đến nơi này, liền thấy một màn ngẩn ngơ. Từ bên trong xe Lamborghini sang trọng, một cô gái thân hình mảnh khảnh bước ra. Cô gái tóc nâu búi cao, vài sợi loà xoã xuống trước mặt. Nước da trắng ngần, đôi môi son đỏ thắm đầy sức hút, khiến hắn muốn thật nhanh chạy đến tháo cặp kính râm trên mặt cô xuống, để xem với gương mặt xinh đẹp như vậy, sẽ là một đôi mắt tuyệt đẹp thế nào. Hôm nay Thiên Bình đến thăm Bảo Bình nên chỉ ăn mặc đơn giản một cái quần ống rộng và áo len tay dài, khoác ngoài một cái áo hoodie màu trắng sữa. Tổng thể tương đối hài hoà đơn giản, nhưng vì vậy lại làm khí chất bẩm sinh của cô toả ra cực mạnh. Thiên Bình không hay biết mình đã bị nhìn lén, lấy từ trong xe ra túi túi xách đi. Vệ sĩ biết bạn thân của tiểu thư không thích người lạ tới, đều thành thật ngồi ngốc trong xe. Thiên Bình chưa đi tới nhà Bảo Bình, đã bị hai cái trẻ con nhào tới ôm chầm. – Chị Thiên Bình! – Chị Thiên Bình đến rồi! Thiên Bình ngồi xổm xuống, xoa đầu hai đứa nhóc, rồi lấy một túi đồ chơi và hoa quả đưa cho hai đứa, cười ôn hoà: – An Bình, Gia Bình. Mau đi rửa tay rồi ăn trái cây nào. Tiếng dạ lảnh lót của hai đứa trẻ khuất sau cửa nhà, Thiên Bình đứng nhìn theo, bất đắc dĩ cười. – Ơ, Thiên Bình đến chơi đó à? Cha Diệp thấy Thiên Bình đến, luống cuống đứng dậy chạy ra mời nước cô. – Bác Diệp, đừng khách khí với cháu. Hôm nay cháu đến tìm Bảo Bình chơi thôi ạ! Thiên Bình đem túi túi đưa cho cha Diệp, là một ít trái cây, hoa quả bánh kẹo. Tuy chỉ là thực phẩm nhưng xuất phát từ tay tiểu thư Tống gia, sao có thể tầm thường được. Cha Diệp khó xử nhận lấy. Lần nào Thiên Bình đến đây cũng mang theo quà cáp, chính mình thực ra nhận không nổi này đó nhập khẩu thực phẩm. Cố tình người ta và con gái mình lại chơi rất thân, nếu không nhận thật không có lễ phép. – Bảo Bình đang rửa rau dưới nhà, để bác gọi nó lên! Thiên Bình gật đầu. Chỉ chốc lát sau, Bảo Bình đã đi lên, thấy Thiên Bình, liền cười mắng: – An Bình với Gia Bình vừa rồi còn cầm trái cây khoe, tớ liền nghĩ ngay là cậu đến. Lần nào cũng đem trái cây cả, tớ ăn ngán rồi cậu biết không? Thiên Bình bĩu môi: – Cậu giỏi lắm, dám mắng tớ. Tớ méc anh hai đây! Bảo Bình giả vờ ôm ngực đau khổ: – Cậu chơi xấu! Đùa nhau đủ rồi, Thiên Bình bắt đầu vào chuyện chính. – Bảo Nhi, tớ hỏi cậu, tuần lễ thời trang Thanh Hoa đầu tháng sau, cậu có muốn tham dự không? Tim Bảo Bình thịch một tiếng. Tuần lễ thời trang Thanh Hoa, chính là giấc mộng của cô. Cô nằm mơ cũng muốn được tham dự, không nghĩ tới… Bảo Bình kích động nhìn Thiên Bình, trong mắt là cảm động cùng nghẹn ngào: – Cậu là nói… Thiên Bình lấy trong túi ra hai tấm vé máy bay, và một tấm thiếp mời mạ vàng bóng loáng. – Bảo Nhi, ước mơ năm ấy, tớ tới giúp cậu thực hiện. Bù lại ba năm ở nước ngoài không thể cùng cậu mừng sinh nhật! Bảo Bình ôm lấy Thiên Bình oà khóc. Thiên Bình chậm rãi vuốt ve lưng Bảo Bình. Bộ thời trang Bảo Bình thiết kế từ thời trung học có tên là Xuân Chi Sắc, Thiên Bình đã từng chứng kiến qua. Đó là bộ mà Bảo Bình tự hào nhất cũng là bộ mà cô tin chắc nó sẽ đoạt giải. Bảo Bình chỉ thiếu một cơ hội, và giờ cơ hội đó đã tới. Ở phía sau cánh cửa, cha Diệp cũng đỏ hốc mắt. Chính mình vô năng không thể cho con gái theo đuổi đam mê, cũng may con gái có được một cô bạn tốt. Bảo Bình, kiếp này cha xin lỗi con nhiều lắm…
Danh sách chương:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xuân Từ Bi Hỷ Xả trên website Duhoceden.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!