Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Tưởng Trang Trí Nhà Đón Tết Trung Thu Độc Đáo mới nhất trên website Duhoceden.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang trí nhà bằng đèn lồng trung thu
Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, là dịp để các thành viên trong gia đình hội tụ, quây quần bên nhau. Để không gian gia đình trở nên ấm cúng hơn, bạn có thể trang trí căn nhà của mình bằng một vài chiếc đèn trung thu lung linh nhiều màu sắc và đa dạng hình dáng có thể là đèn lồng handmade hoặc mua sẵn giúp căn phòng trở lên bừng sáng.
Lồng đèn handmade đính hoa trắng ấn tượng làm nổi bật không gian phòng khách
Những chiếc đèn lồng vảy cá này không chỉ dễ làm mà còn trang trí nhà thêm rực rỡ
Làm mới không gian nhà bằng decal dán tường
Ngoài đèn lồng trung thu, gia đình cũng có thể khoác chiếc áo mới cho không gian sống bằng những hình decal dán tường có nhiều hoạ tiết như: Đèn lồng, hoa lá,… phù hợp với dịp lễ trung thu.
Ngoài đèn lồng trung thu, gia đình cũng có thể khoác chiếc áo mới cho không gian sống bằng những hình decal dán tường có nhiều hoạ tiết như: Đèn lồng, hoa lá,… phù hợp với dịp lễ trung thu.
Thổi làn gió mới vào ngôi nhà bằng giấy decal dán tường để đón Tết trung thu.
Thay áo mới cho các đồ nội thất trong gia đình
Một cách nữa vô cùng đơn giản và cũng chẳng tốn kém gì cho gia đình trong trang trí nhà đón Trung thu là: Thay toàn bộ rèm cửa, vỏ chăn gối, bọc đệm ghế sofa, ga giường bằng những gam màu đặc trưng của Trung thu như: màu đỏ, màu vàng,…
Một không gian sống quen thuộc và gần gũi sẽ được “khoác áo mới” và trở thành một ngôi nhà mang đậm không khí Trung thu mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng sẽ yêu thích và háo hức đón chờ dịp lễ lớn này.
Phòng khách tiện nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ điển, truyền thống khi có sự hiện diện của những chiếc đèn lồng
“Thay áo mới” cho gối dựa là sự kết hợp tone màu sáng với đường nét thêu thủ công đặc sắc.
Trang trí cho căn phòng nhổ với tràn ngập lồng đèn nhiều màu sắc được troe lơ lửng trên trần
Thêm màu sắc cho ngôi nhà vào dịp Trung thu bằng nhiều loại hoa rực rỡ
“Thay áo mới” cho gối dựa là sự kết hợp tone màu sáng với đường nét thêu thủ công đặc sắc.Trang trí cho căn phòng nhổ với tràn ngập lồng đèn nhiều màu sắc được troe lơ lửng trên trần
Vào mỗi dịp Trung thu, hương thơm đặc trưng của cốm Trung thu gói trong lá sen lại làm bao tâm hồn người Việt thổn thức. Vì vậy, nếu bài trí một mâm cỗ đón Trung thu có thêm cốm trung thu và có thêm một bình hoa sen thì còn gì tuyệt vời bằng.
Một cách nữa vô cùng đơn giản và cũng chẳng tốn kém gì cho gia đình trong trang trí nhà đón Trung thu là: Thay toàn bộ rèm cửa, vỏ chăn gối, bọc đệm ghế sofa, ga giường bằng những gam màu đặc trưng của Trung thu như: màu đỏ, màu vàng,…Một không gian sống quen thuộc và gần gũi sẽ được “khoác áo mới” và trở thành một ngôi nhà mang đậm không khí Trung thu mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng sẽ yêu thích và háo hức đón chờ dịp lễ lớn này.Vào mỗi dịp Trung thu, hương thơm đặc trưng của cốm Trung thu gói trong lá sen lại làm bao tâm hồn người Việt thổn thức. Vì vậy, nếu bài trí một mâm cỗ đón Trung thu có thêm cốm trung thu và có thêm một bình hoa sen thì còn gì tuyệt vời bằng.
Trang trí nhà đón trung thu bằng hoa sen.
Hoặc sử dụng những chiếc lá khô, hoa khô để đem lại không khí mùa thu nhẹ nhàng cho gia đình nhân dịp Trung thu.
Sử dụng hoa khô để trang trí nhà đón trung thu.
Trung thu sao thiếu được mâm cỗ được bài trí tỉ mỉ
Để bài trí một mâm cỗ Trung thu đẹp và đậm chất truyền thống, gia đình cần chuẩn bị:
– Bánh trung thu hiện nay cũng rất nhiều loại cho gia đình lựa chọn như bánh trung thu nướng truyền thống, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu ngàn lớp,…
Để bài trí một mâm cỗ Trung thu đẹp và đậm chất truyền thống, gia đình cần chuẩn bị:- Bánh trung thu hiện nay cũng rất nhiều loại cho gia đình lựa chọn như bánh trung thu nướng truyền thống, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu ngàn lớp,…
– Hương vị trái chín gọi mùa thu về: Trung thu đang gần kề chỉ còn trong vài ngày tới, bạn có thể chuẩn bị sắm sửa những loại hoa quả đặc trưng cho mùa thu này như bưởi, ổi và một thức quà không thể thiếu là cốm non. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng trong không khí căn nhà man mác hương thu khiến lòng người xao xuyến không thôi.
- Các loại đèn lồng trung thu: Gia đình nên chọn loại đèn vừa để trang trí vừa là món quà ý nghĩa dành cho các bé của gia đình trong đêm rước đèn cùng bạn bè. Chẳng hạn như: đèn lồng đỏ, đèn ông sao, đèn con cá,…
Sưu tầm
Bóng Trang Trí Trung Thu Rẻ Mà Ý Nghĩa
Sắp tới tháng 8 là đến dịp rằm trung thu một dịp tết đặc biệt cho các trẻ em, là dịp mà ai cũng có những kỷ niệm với ngày hội trăng rằm được cùng bạn bè rước đèn ông sao đi quanh xóm. Dịp trung thu thường được các tổ chức đoàn thể đội làng xã hoặc khu phú tổ chức, bên cạnh đó có nhiều công ty cũng muốn tổ chức một ngày hội trăng rằm nhằm tạo một dịp đặc biệt để cho con em và gia đình nhân viên của mình được vui chơi và gắn kết tình cảm.
Bạn muốn tìm mua phụ kiện bóng trang trí trung thu hoặc tìm đơn vị tổ chức và trang trí trung thu chuyên nghiệp? Các bạn không còn phải lo lắng phải trang trí buổi hội trăng rằm như thế nào? và không biết kế hoạch tổ chức trung thu ra sao? bao gồm những gì? Đừng lo lắng đã có Sinh Nhật Con Cưng là đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các phụ kiện trang trí, bóng, đèn ông sao…trang trí trung thu đẹp ý nghĩa mà giá rất rẻ. Nếu bạn cần đơn vị trang trí tiệc trung thu thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giúp bạn có một đêm hội trăng rằm thật ý nghĩa.
Các bước lên kế hoạch cho việc tổ chức lễ hội trung thu:
Bước 1: Chọn địa điểm và thời gian tổ chức:
Địa điểm tổ chức trung thu cần lưu ý số lượng những bé tham gia buổi sinh hoạt trung thu để có không gian tổ chức phù hợp, có thể sử dụng hội trường công ty, phòng sinh hoạt cộng đồng các toàn nhà, khu chung cư…
Bước 2: Lên nội dung cho chương trình trung thu:
Khi các bạn lên kế hoạch này, đòi hỏi phải đưa ra được tất cả những điều cần thiết để thực hiện chương trình sinh hoạt chung, để tiện thì các bạn nên chia ra làm nhiều mảng nhỏ để dễ phân công thực hiện hơn:
Về vấn đề chạy chương trình.Cần một người tổ trưởng để điều phối hoạt động chung của buổi hội trăng rẳm hôm đó. Người điều phối này phải làm việc hết với các thành phần tham gia tổ chức bao gồm bên trang trí sân khấu và không gian tiệc trung thu, MC dẫn tiệc, hoạt náo, chú hề, diễn xiếc, người đóng hoạt cảnh chú cuội chị hằng, âm thanh ánh sáng, ẩm thực…Đây là một công việc hết sức quan trọng quyết định sự thành công của buổi sinh hoạt này. Để buổi sinh hoạt diễn ra một cách trôi chảy, và bầu không khí đáng nhớ, đòi hỏi phải có đủ các hoạt động: chương trình văn nghệ, các trò chơi.
Bản kế hoạch phải phân công rõ vai trò của những người làm công tác chạy chương trình này. – Người chịu trách nhiệm viết kịch bản chương trình tổ chức ngày trung thu đây là người phụ trách chính đối với toàn bộ công việc.
Lưu ý, nội dung kịch bản của chương trình phải gắn chặt với ngày tết trung thu, với những điểm đặc trưng: múa lân sư rồng, bày mâm ngũ quả, rước lồng đèn. Người lên kế hoạch cũng nên khéo léo sắp xếp các hoạt động văn nghệ giải trí được xen giữa những chò trơi vui nhộn để không khí sôi nổi hơn. múa lân sư rồng trung thu Múa lân sư rồng trong ngày tết trung thu.
Hiện nay Shop Cưng Party mới cập nhật những set bóng trang trí trung thu độc đáo và dễ dàng trang trí tại nhà.
Các bạn có thể chọn mua bóng trang trí trung thu và đèn lồng cùng các vật dụng trang trí cho buổi tiệc trung thu tại shop Sinh Nhật Con Cưng:
Hãy đến với Sinh Nhật Con Cưng để chúng tôi giúp bạn:
Lưu giữ khoảnh khắc – Trao Trọn Tình Thân – Tư Vấn Nhiệt Tình
Hotline: 0901881079 – 0934186937(Zalo)
Tết Trung Thu (Rằm Tháng Tám)
Tết Trung Thu là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Trẻ em rước đèn ông sao trong Tết trung thu
Tết trung thu: chữ Nôm: 節中秋. Trung: 中秋节 (Trung thu tiết)/ Zhōngqiū jié)
Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á như Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tết Trung thu
Nguồn gốcCho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung-Hoa cổ-đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ-ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.
Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân do từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, “nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân”.
Tết trung thu tại Việt NamTheo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ba ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hóa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”.
Đồ trẻ con chơi trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng hươu, tôm, cá, bươm bướm, bọ ngựa,…Trẻ con buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.
Rước đènTại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính cách “thương mại” hơn. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.
Cảnh rước đèn trung thu tại Phan Thiết, Việt Nam.
Múa lânMúa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16.
Bày cỗ Trung thu với ảnh Bác Hồ
Bày cỗ Trung thu
Làm đồ chơi Trung ThuMặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại miền Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 – 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng… cho trẻ em trong gia đình. Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh… Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.
Các loại đèn Trung thu
Lồng đèn xếp
Đèn con cá bằng giấy bóng kính
Các loại bánh trung thuTừ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh nướng và bánh dẻo trong Tết Trung Thu
Bánh nướngBánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường.
Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.
Bánh nướng hình con lợn
Bánh nướng hình con lợn
Bánh dẻoTheo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.
Hát trống quânTết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Tục tặng quàTết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh.
Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 – 250gr khoảng 100.000 – 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh. Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi cứ chạy lòng vòng từ người nọ sang người kia.
Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau đổi mới, nó có thể là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn.
Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi.
Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp “ơn nghĩa” của người lớn. Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức. Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh “là vàng”, “là đô la” đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này.
Ngắm trăngNgoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Ngắm trăng Rằm Trung thu
Tết Trung thu trong văn học – nghệ thuậtThơ về Tết Trung Thu
Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu:Thu cảnh kim tiêu bánThiên cao nguyệt bội minhNam lâu thùy yến hưởngTy trúc tấu thanh thanh.
Bản dịch của Thái Giang:Cảnh thu nay đúng nửa rồiTrăng thu thêm sáng, khung trời thêm caoLầu nam ai rót rượu đàoTiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng.
Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:Có bầu có bạn can chi tủiCùng gió cùng mây thế mới vuiRồi cứ mỗi năm rằm tháng támTựa nhau trông xuống thế gian cười.
Câu hát về Tết Trung thuBài Chiếc đèn ông sao:Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màuCán đây rất dài, cán cao qua đầuEm cầm đèn sao em hát vang vangĐèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…tùng dinh dinh là tùng tùng dinh
Bài Múa sư tử:Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đìnhCó con sư tử vui múa quanh vòng quanhTrung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làngDưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang
Bài Rước đèn tháng tám:Tết Trung Thu rước đèn đi chơiEm rước đèn đi khắp phố phườngLòng vui sướng với đèn trong tayEm múa ca trong ánh trăng rằmĐèn ông sao với đèn cá chépĐèn thiên nga với đèn bướm bướmEm rước đèn này đến cung trăngĐèn xanh lơ với đèn tím tímĐèn xanh lam với đèn trắng trắngTrong ánh đèn rực rỡ muôn màu.
Nhạc sĩ Ngọc Lễ cũng có tác phẩm Cắc tùng cắc tùng về ngày Tết Trung thu cho các em thiếu nhi: “Cắc tùng cắc cắc tùng, Em đi chơi trung thu này, Cắc tùng tiếng trống lân tưng bừng….”
Tết Trung thu ở nước ngoàiTại Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày này là lễ tạ ơn (Chuseok), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm và ngày nghỉ lễ quốc gia.
Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước và những buổi nướng thịt ngoài trời đã trở thành dịp để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp trong công ty. Đến năm 2011, thành phố Đài Bắc chỉ định 11 công viên ven sông để làm nơi nướng thịt ngoài trời cho công chúng. Tại Hồng Kông và Macau, ngày tiếp sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, bởi vì có rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm trước. Những năm gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành một mối quan tâm của công chúng, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu tại Hồng Kông đã áp dụng việc giảm vật liệu đóng gói để giới hạn rác thải. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng tạo ra các loại mới của bánh trung thu, chẳng hạn như bánh trung thu kem và bánh trung thu da tuyết.
Trang trí đêm Trung Thu khắp nơi
Bàn thờ ngày lễ Tạ ơn tại Hàn Quốc
Tại Vườn thực vật Montreal, 2006
Trung thu tại công viên Victoria, Hong Kong
Trang trí Trung Thu tại một phố lớn Singapore năm 2006
Trung Thu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 2006
Diễn hành Tết Trung Thu tại Belfast, Ireland, 2012
Sản xuất đồ chơi Trung thuNói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng. Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là Xã Đường. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh.
Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành Sài Gòn, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền Nam Việt Nam, cung cấp cho cả vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giày dép. Phú Bình sau năm 1975 nằm trên địa bàn của phường 19, Tân Bình và phường 5, quận 11, cách khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào Nam, Phú Bình chỉ chuyên sản xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao… cố ý để cho học sinh vui chơi trong đêm lễ.
Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà Mau. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề cũ. Năm 1994, lồng đèn Trung Quốc ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam, chèn ép đèn Phú Bình, làm cho dân chúng ở đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ vì hàng bị ế ẩm bởi lồng đèn Trung Quốc đẹp, kiểu cách mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ.
Ở thị trường Việt Nam ngành công nghệ sản xuất đồ chơi cho trẻ em dịp trung thu giúp tạo việc làm và lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguyên liệu thông dụng và công nghệ đơn giản, vốn ít, sau một thời gian để đồ chơi của Trung Quốc thống lĩnh thị trường đến năm 2006 ngành hàng sản xuất lồng đèn Việt Nam hồi phục và chiếm lĩnh lại thị trường nội địa.
LịchTương ứng với dương lịch:2008: 14 Tháng Chín2009: 3 Tháng Mười2010: 22 Tháng Chín2011: 12 Tháng Chín2012: 30 Tháng Chín2013: 19 Tháng Chín2014: 8 Tháng Chín2015: 27 Tháng Chín2016: 15 Tháng Chín2017: 4 Tháng Mười2018: 24 Tháng Chín2019: 13 Tháng Chín2020: 1 Tháng Mười
Trang Trí Nhà Ở Cho Người Cung Thiên Bình
Người thuộc cung Thiên Bình yêu sự hài hoà cân đối và bình an, họ có khả năng dễ dàng đạt được điều đó thông qua cách sắp xếp khéo léo và lịch thiệp của mình.
Người thuộc cung Thiên Bình ưa thích sự phóng khoáng, do đó mọi thứ đồ dùng trong nhà nên được chọn sao cho phù hợp làm cho không gian thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn.
Người thuộc cung Thiên Bình yêu sự hài hoà cân đối và bình an, họ có khả năng dễ dàng đạt được điều đó thông qua cách sắp xếp khéo léo và lịch thiệp của mình. Có thể là cách họ sắp xếp hợp lý chỗ ngồi cho mọi người trong bữa tối của một buổi liên hoan để ai cũng cảm thấy thoải mái vui vẻ hay cách họ sắp đặt ánh sáng, vị trí những bức tranh, phối màu cho căn phòng – Tất cả đối với cung Thiên Bình chỉ nhằm một mục đích làm cho thế giới trở nên văn minh hơn.
Thế giới của bạn
Đồ đạc của bạn
Người thuộc cung Thiên Bình ưa thích sự phóng khoáng, do đó mọi thứ đồ dùng trong nhà nên được chọn sao cho phù hợp làm cho không gian thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn. Đồ đạc bạn nên lựa chọn là đồ thủy tinh trơn, bình pha lê, đồ gốm sứ, những bức họa đồng quê sẽ phù hợp hơn những bức tranh trừu tượng…Bố trí thêm những tấm gương sẽ làm cho không gian của bạn rộng rãi hơn, nhưng cũng đừng quên sắp đặt những cuốn sách yêu thích trên một giá sách gọn gàng, và những đĩa kẹo nhỏ xinh xắn đặt ở những nơi bạn thường lui tới sẽ là rất phù hợp với người thuộc cung Thiên Bình luôn ưa thích vị ngọt.
Màu sắc của bạn
Màu hồng chính là màu sắc phù hợp nhất đối với bạn, nó mang lại cảm giác ấm áp, bình yên và nhẹ nhàng. Nhưng rõ ràng việc sử dụng màu hồng trong thiết kế kiến trúc gây ra nhiều hạn chế nên việc kết hợp với các màu sắc khác sẽ giúp cho không gian của bạn bớt đi phần đơn điệu. Màu xanh lá sẽ là sự kết hợp khá hoàn hảo, còn đối với nam giới thì sử dụng màu hồng kết hợp với xanh nước biển, màu xám tro…sẽ mang lại hiệu qủa khá tốt. Dù có kết hợp theo cách nào, bạn cũng nên nhớ phải hướng đến yếu tố cân bằng để màu sắc thực sự mang lại cho cuộc sống của bạn sự thỏai mái, dễ chịu. Phong cách của bạn
Bạn là người giàu tình cảm, ngọt ngào, nhẹ nhàng và quyến rũ nhưng cũng không thiếu sự tinh tế. Bạn coi trọng các mối quan hệ, vậy nên hãy trang trí nhà với những đồ vật đi theo cặp chẳng hạn một đôi nến, 2 chiếc đèn bàn bên ghế sofa, 2 giá sách nhỏ đứng cạnh nhau thay vì một giá sách lớn…
St
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Tưởng Trang Trí Nhà Đón Tết Trung Thu Độc Đáo trên website Duhoceden.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!